Danh sách bài viết

Tòa nhà mang tính biểu tượng của NASA đã 55 năm tuổi, và sứ mệnh của nó mới chỉ bắt đầu

Cập nhật: 07/10/2020

Trung tâm Không gian Kennedy của NASA đã có tuổi đời gần 6 thập kỷ - nó được chính thức hình thành vào ngày 1/7/1962 với tư cách một thực thể riêng biệt với Trung tâm Du hành Không gian Marshall ở Alabama. Quá trình xây dựng được bắt đầu không lâu sau đó.

Vào thời điểm đó, "Ban quản lý Hoạt động Phóng tàu vũ trụ" dưới sự điều hành của Wernher von Braun và nhóm các nhà khoa học Đức của ông được đặt tại Marshall. Nhưng các lãnh đạo NASA nhận ra rằng họ cần cơ sở vật chất riêng tại Florida, bên cạnh Trạm Không quân Cape Canaveral. Do đó, họ đã lập nên "Trung tâm Hoạt động Phóng tàu vũ trụ" trên đảo Merritt gần đó. Tổng thống Lyndon B. Johnson đã đổi tên cơ sở này thành Trung tâm Không gian Kennedy một tuần sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát vài tháng 11/1963 tại Dallas.

Khi các kế hoạch phục vụ được phát triển, NASA cũng sớm nhận ra rằng họ cần một tòa nhà lớn để lắp ráp dùng trong hoạt động hạ cánh xuống Mặt trăng. Vậy là họ bắt tay vào xây dựng một công trình gọi là "Tòa nhà Lắp ráp theo chiều dọc" (Vertical Assembly Building - VAB), nơi chiếc tên lửa khổng lồ kia sẽ được lắp ghép theo chiều thẳng đứng trước khi đưa ra bệ phóng.

VAB năm 1964.
VAB năm 1964.

Tòa nhà cao 160 mét này đổ tấm sàn trên cùng vào năm 1965 và hoàn thiện năm 1966. Những hình ảnh chụp trong quá trình xây dựng VAB – một công trình đòi hỏi đến gần 90.000 tấn thép – hùng vĩ không kém ảnh chụp khi tòa nhà đã hoàn thành. Nhưng các quan chức NASA vào thời điểm đó muốn khẳng định rõ rằng tòa nhà này không phải được xây dựng nên vì NASA muốn vậy, mà bởi họ có những ý định dành cho nó về sau này.

"Tòa nhà này không phải là một đài tưởng niệm" – Kurrt Debus,nhà khoa học tên lửa người Đức, đảm nhận giám sát quá trình xây dựng cơ sở ở Florida vào năm 1965, nói. "Nó là một công cụ mà nếu muốn, bạn có thể dùng nó để phục vụ cho các phương tiện vũ trụ cỡ lớn. Do đó nếu mọi người ấn tượng vì kích cỡ khổng lồ của nó, thì họ nên biết rằng kích cỡ là một yếu tố quan trọng của các hệ thống vận chuyển bằng tên lửa cần thiết để mang lại cho nước Mỹ khả năng để làm bất kỳ điều gì đáp ứng mục đích quốc gia trong vũ trụ".

Giám đốc Trung tâm Kurrt Debus phát biểu tại công trình VAB năm 1965.
Giám đốc Trung tâm Kurrt Debus phát biểu tại công trình VAB năm 1965.

Thậm chí từ trước khi xây dựng xong, tên gọi của VAB cũng đã được thay đổi từ "Vertical" thành "Vehicle Assembly Building" (Tòa nhà Lắp ráp Phương tiện) bởi người ta đã nghĩ rằng tòa nhà này sẽ tiếp tục được sử dụng để phóng các phương tiện khác ngoài tên lửa Saturn V. Và quả đúng là vậy, khi mà nó đã phục vụ cho các tàu con thoi từ năm 1981 đến 2011. Sau khi trở về Trái đất, các tàu vũ sẽ được đưa vào VAB sau quá trình tân trang bên trong Cơ sở Xử lý Tàu quỹ đạo.

Sau khi các tàu con thoi được cho "nghỉ hưu" vào 9 năm trước, tòa nhà này đã bị bỏ không trong một thời gian dài. Nhưng theo lời Debus vào năm 1965, nó được xây dựng nên để phục vụ những tên lửa cỡ lớn của Mỹ, và có lẽ sẽ sớm được đưa vào sử dụng trở lại. VAB có 4 vịnh đậu tàu trên cao, dự kiến được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau trong thập kỷ tới. Một trong số đó sẽ dành cho tên lửa Space Launch System của NASA, và một sẽ dành cho tên lừa Omega của Northrop Grumman.

Tương lai của cả hai tên lửa cỡ lớn kia vẫn chưa được xác định – cả hai đều chỉ tồn tại nếu chính phủ Mỹ tiếp tục đầu tư (NASA đảm nhận tên lửa SLS, trong khi Lực lượng Vũ trụ Mỹ sẽ đảm nhận Omega) – nhưng dù cho tên lửa nào đi chăng nữa, thì VAB sẽ vẫn còn đó.

VAB từ trên cao năm 1964.
VAB từ trên cao năm 1964.

VAB năm 1965.
VAB năm 1965.

VAB tháng 5/1966.
VAB tháng 5/1966.

Một tên lửa trong sứ mệnh Apollo IV năm 1967.
Một tên lửa trong sứ mệnh Apollo IV năm 1967.

Lắp ráp tên lửa Saturn V cho sứ mệnh Apollo 8.
Lắp ráp tên lửa Saturn V cho sứ mệnh Apollo 8.

VAB hiện nay.
VAB hiện nay.





Nguồn: /

Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

Các ngành công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

Các ngành công nghệ

Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

Các ngành công nghệ

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

Các ngành công nghệ

Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Các ngành công nghệ

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

Các ngành công nghệ

FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

Các ngành công nghệ

Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.