Danh sách bài viết

Trải nghiệm đáng nhớ của sinh viên ngành điều dưỡng

Cập nhật: 25/10/2023

Những sinh viên xuất sắc ngành điều dưỡng tại Đại học VinUni đang bước những bước đầu tiên trên hành trình chạm đến ước mơ của cuộc đời. Trong môi trường học tập hiện đại, những người trẻ tự tin không chỉ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân mà còn mong góp phần thay đổi cái nhìn của xã hội về nghề phụ tá kém sang.

Cơ duyên đến với nghề điều dưỡng

"Vì sao lại chọn ngành điều dưỡng trong khi thừa sức học bất cứ ngành nào?". Sau nửa năm làm sinh viên ngành điều dưỡng, Viện Khoa học Sức khỏe, Đại học VinUni, Trần Ngọc Trân (19 tuổi) học cách quen với thắc mắc và cả chất vấn như vậy.

Trân đến với ngành điều dưỡng một cách tự nhiên. Từ khi còn nhỏ tuổi, cứ buổi trưa cô bé lại nhẹ nhàng tới từng bàn, đắp chăn cho từng bạn. Lớn hơn, chứng kiến nhiều hoàn cảnh đáng thương, Trân biết cuộc đời mình sẽ gắn bó với công việc chăm sóc sức khỏe. "Em không muốn ai phải chịu đau đớn thể xác mà không nhận được sự chăm sóc", Trân nói.

Mang theo mơ ước ấy đến VinUni, quãng thời gian nửa năm học tại đây giúp Trân càng kiên định với mong ước của bản thân.

Trân cho biết, với nhiều người, công việc của điều dưỡng viên bao gồm làm cả những việc kém sang như gấp chăn ga, tắm rửa, đánh răng cho người bệnh... Thế nhưng, em nhớ mãi chia sẻ từ một người thầy ở VinUni: "Vì sao lại nghĩ nghề này là kém sang. Quan trọng đổi lại người bệnh của chúng ta được gì? Bất kỳ ai cũng cần được chăm sóc và bất kỳ ai cũng có trách nhiệm chăm sóc người khác".

Với cô gái trẻ như Trân, mọi thứ có thể xuất phát từ lòng trắc ẩn. Thế nhưng, câu chuyện từ thầy cô giúp em hiểu ra, phía sau lòng trắc ẩn là những giây phút không thể đánh đổi bằng bất cứ thứ gì. Còn Tiến sĩ Hoàng Lan Vân, giảng viên của Viện Khoa học Sức khỏe, Đại học VinUni gọi đó là "khoảnh khắc kỳ diệu".

Đó là khi Tiến sĩ Vân được tận tay chăm sóc một em bé bị bệnh tim kèm viêm da toàn thân nặng. Cuộc chiến của sinh linh nhỏ bé ấy, với sự chăm sóc của tiến sĩ Vân và đồng nghiệp được đền đáp khi bệnh tình của bé thuyên giảm. Nụ cười lẫn nước mắt của người mẹ khi bế em bé lở loét ngày nào nay trắng hồng là phần thưởng với tiến sĩ Vân. "Phần thưởng đó không mua được bằng tiền và không phải ai cũng có cơ hội cảm nhận", vị tiến sĩ nói.

polyad

Một giờ học thyết trình của sinh viên ngành Điều dưỡng tại Đại học VinUni.

Câu chuyện có thực của Tiến sĩ Vân còn truyền cảm hứng cho những học trò, trong đó có Nguyễn Lê Quỳnh Giang - người quyết định rẽ hướng từ Canada về Việt Nam để theo đuổi mơ ước trở thành điều dưỡng viên.

Giang chia sẻ, em vẫn nhớ câu chuyện của Tiến sĩ Vân hay những lời chia sẻ chân thành của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoa Huyền (Viện Khoa học Sức khỏe, Đại học VinUni). Cô bảo: "Nếu em chọn một con đường dễ dàng, thành công không chờ em ở cuối đường". Với em, thành công đơn giản là có thể giúp người từ ốm yếu trở nên khỏe mạnh.

Học cách đồng cảm cùng người bệnh

Nửa năm học tại VinUni với Giang là trải nghiệm đáng nhớ. Giang kể, em được thực hành trong trung tâm mô phỏng không khác gì bệnh viện quốc tế, học cách giao tiếp, xử lý tình huống kể cả khi gặp người khiếm thính, khiếm thị, suy giảm trí tuệ...

Giang tới các bệnh việm để trải nghiệm tương tác trực tiếp với bệnh nhân, trò chuyện với những điều dưỡng viên xuất sắc nhất. "Nếu không phải tại VinUni, rất khó để em và các bạn trong nửa năm có thể thu nhận trải nghiệm đáng giá ấy. Cách học gắn với thực tế giúp em hiểu và định nghĩa đúng về điều dưỡng khác rất nhiều so với suy nghĩ của mọi người. Em không chỉ cần nắm vững lượng kiến thức về y khoa, từ hóa sinh, lý sinh đến dược lý học, cách chăm sóc người bệnh", Giang nói.

Tiến sĩ Vân chia sẻ, chương trình điều dưỡng của Đại học VinUni cùng với Đại học Pennsylvania xây dựng theo tiêu chuẩn cao của thế giới. Một phần trong nội dung dạy và học chú trọng nghệ thuật giao tiếp, khả năng thấu cảm, đồng hành với người bệnh ở những phút giây khó khăn nhất của cuộc đời họ.

Điều ấy tưởng như không quan trọng nhưng chỉ người nắm rõ thực tế, trải nghiệm, tâm tư của người bệnh mới tạo được tác động to lớn về thể chất và tinh thần. Hành trình của điều dưỡng viên bởi thế không hề dễ dàng như nhiều người nghĩ.

polyad

Sinh viên Điều dưỡng học với giảng viên nước ngoài.

"Em và rất nhiều bạn thấy chạnh lòng khi tới hiện tại nhiều người vẫn gọi điều dưỡng viên là y tá - những người trợ tá trong bệnh viện. Sự nhầm lẫn này trên thế giới không nhiều nhưng tại Việt Nam, điều ấy vẫn khá phổ biến", Giang cho biết.

Với nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày một tăng lên, điều dưỡng viên là một trong người giữ vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. "Đó là quãng thời gian dài để thay đổi nhận thức nhưng nếu không có người bắt đầu sẽ không có sự thay đổi", Giang chia sẻ thêm.

polyad

Sinh viên ngành điều dưỡng Đại học VinUni trong tiết học thực hành chăm sóc bệnh nhân.

Trân cho biết, với nền tảng kiến thức, vốn tiếng Anh và trải nghiệm ở VinUni, em có thể xin việc ở nhiều nơi trên thế giới bởi điều dưỡng với các bệnh viên lớn trên thế giới đều là nhân sự quý. Em sẽ trải nghiệm một thời gian ở các bệnh viện nhưng mong muốn quay lại chính ngôi trường VinUni.

"Em mong sẽ là người truyền cảm hứng cho các em sinh viên, giống như những gì mình đang được nhận tại đây. Để tạo ra sự nhìn nhận khác của xã hội với nghề điều dưỡng, không gì hơn là giữ được ngọn lửa cho những thế hệ sau này", Trân nói thêm.

Ngọc An (Ảnh: VinUni)

Học phí của chương trình Cử nhân Điều dưỡng theo định hướng thực hành chăm sóc tại VinUni hơn 300 triệu đồng một năm (tương đương 15.000 USD một năm).
VinUni có nhiều gói học bổng giá trị như học bổng toàn phần (học phí và sinh hoạt phí) 100% hoặc 90% học phí. Sinh viên cũng có thể được nhận gói hỗ trợ tài chính ở các mức 80% hoặc 70% học phí. VinUni đang nhận hồ sơ tuyển sinh năm học 2021-2022 từ nay đến hết ngày 15/4/2021.


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?