Danh sách bài viết

Trở thành thủ khoa nhờ khắc phục tính tự mãn

Cập nhật: 25/10/2023

Ngày đầu năm mới, thay vì hẹn gặp bạn bè, Võ Lập Phúc, 19 tuổi, quê An Giang, dành thời gian ở bên gia đình, giúp bố mẹ làm cơm. Năm nay, Phúc đã là tân sinh viên ngành Quốc tế học, Đại học Sư phạm TP HCM, nên muốn tận dụng thời gian được ở cạnh bố mẹ nhiều hơn.

Khi được hỏi về năm 2020, nam sinh cho rằng đã gặt hái được nhiều thành tích mà dấu ấn đậm nét nhất là trở thành thủ khoa toàn quốc khối D14 (Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử) với 29,1 điểm. Phúc bộc bạch, nếu như không tự thức tỉnh, mãi chìm đắm trong suy nghĩ mình giỏi nhất còn các bạn thật ngớ ngẩn, danh hiệu thủ khoa này không bao giờ đến.

Lập Phúc ra Hà Nội, thăm Lăng Bác, khi dự Đại hội Tài năng trẻ, tháng 12/2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Lập Phúc ra Hà Nội, thăm Lăng Bác, dự Đại hội Tài năng trẻ, tháng 12/2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Phúc là con một trong gia đình kinh doanh tự do tại An Giang. Bố em chưa tốt nghiệp lớp 12, còn mẹ chưa hoàn thành chương trình tiểu học. Mỗi khi giới thiệu về mình, chàng trai sinh năm 2002 luôn nhắc đến bố mẹ đầu tiên. Với em, học thức của bố mẹ không phải đáng xấu hổ, thậm chí em luôn tự hào khi nhắc về gia đình. "Để làm việc và nuôi dạy được em với vốn kiến thức ít ỏi, bố mẹ đã nỗ lực rất nhiều nên em không xấu hổ mỗi khi nói về chuyện này", nam sinh chia sẻ.

Được sống trong sự quan tâm, tạo điều kiện của bố mẹ, Phúc bắt đầu thay đổi vào đầu năm lớp 9. Em không thể giao tiếp một cách bình thường với bạn bè vì cảm thấy các bạn "toàn nói chuyện vớ vẩn". "Khi phát biểu, các bạn ấp úng, không nói được trôi chảy nên em đánh giá thấp mọi người", Phúc kể. Thời điểm đó, thành tích học tập của em không xuất sắc nhưng ở mức tốt, đồng thời sở hữu khả năng thuyết trình và diễn đạt lưu loát, nam sinh cho rằng "thế là giỏi rồi".

Suốt cả năm lớp 9, Phúc sống tách biệt khỏi bạn bè, không thể chơi với ai vì luôn thấy "mọi người thật ngớ ngẩn". Chỉ có thể giao tiếp với gia đình nhưng ở cái tuổi "dở ương", nam sinh cũng thường xích mích với bố mẹ. "Tuy nhiên, điều buồn cười là em khi đó vẫn không nhận ra mình cô đơn đến mức nào, vẫn như một con ếch hãnh diện trong cái giếng của chính mình", Phúc kể.

Khi chuyển cấp lên THPT, dù lọt top 100 học sinh đạt điểm cao nhất tỉnh An Giang, trở thành học sinh trường THPT Chu Văn An, Phúc nhận ra mình không có ai để chia vui buồn và cũng không hai hỏi han kết quả của mình. Lần đầu tiên em cảm thấy mình đang cô đơn. Nhìn bạn bè hẹn hò, gặp gỡ, Phúc mới hiểu giao tiếp tốt, nói năng trôi chảy không có nghĩa lý gì nếu không có ai để nói chuyện.

Chàng trai An Giang ép mình giao tiếp nhiều hơn, bắt chuyện với những người mà mới một năm trước còn bị em coi là "không cùng đẳng cấp". "Thời điểm nhận ra cái sai của mình và muốn làm bạn với mọi người, em thấy mình may mắn khi một người bạn quen từ lớp 1 sẵn sàng giúp đỡ em tái hòa nhập", Phúc nói.

Lập Phúc tham gia Chiến dịch Xuân tình nguyện 2021 với tư cách Đội phó của đội hình Xuân Cống Hiến. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Lập Phúc tham gia chiến dịch Xuân tình nguyện 2021 được bổ nhiệm là Đội phó của đội hình Xuân Cống Hiến. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trong thời gian không chơi với ai, Phúc bắt đầu tìm hiểu và đọc sách về triết học. Nam sinh cho rằng điều thú vị của triết là không bao giờ có lời giải chính xác, việc này thúc đẩy em tìm tòi. Triết học trở thành trợ thủ đắc lực của Phúc trong việc ôn thi Văn. Thay vì tham khảo văn mẫu, nam sinh đọc những bài triết luận, tiểu luận văn học của nhiều nhà nghiên cứu. Trong mỗi bài làm, em luôn đặt điểm nhìn từ một khía cạnh mới lạ. Chẳng hạn, trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân, đa số người làm bàn luận về giá trị nhân đạo, Phúc lại viết về sự bào mòn của xã hội với giá trị nhân sinh của con người, từ đó liên hệ với các tác phẩm khác.

Thời gian đầu, giáo viên cho rằng văn của Phúc rất khó hiểu, phức tạp và không hiểu em đang muốn truyền đạt điều gì. Tuy nhiên, sau khi cô trò tìm được tiếng nói chung, nam sinh cũng học cách vào khuôn khổ nhưng vẫn giữ được chất riêng, các bài làm dễ hiểu và được đánh giá cao hơn. Khi viết văn, thay vì cần không gian yên tĩnh, Phúc lại nghe nhạc rock để luyện tập trung. "Hôm thi tốt nghiệp THPT, phòng thi của em gần nhà dân, nghe tiếng chó sủa suốt 40 phút đầu. May là đã rèn luyện nên em mới tập trung làm bài được", Phúc hóm hỉnh kể.

Trong môn Sử, nam sinh học bằng hình thức tranh biện, vốn là thế mạnh của mình. Không chỉ học thuộc đơn thuần, em hứng thú với việc phân tích tại sao sự việc lại xảy ra thế này mà không phải thế khác, hiểu tường tận vấn đề và ghi nhớ rất lâu. Chia sẻ về động lực lựa chọn Sử thay vì Toán để theo khối D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh), Phúc nhớ lại lời cô giáo nói với cả lớp năm lớp 10. Cô bảo học sử để biết dân tộc mình là ai, cha ông đã làm những gì để giờ các em được ngồi ở đây. Lịch sử sẽ trả lời cho câu hỏi tại sao các em có thể làm người. "Đó là điều rất thấm thía với em, giúp em yêu môn học này hơn", Phúc nói.

Nhờ được bố mẹ đầu tư từ nhỏ, Phúc đã có lợi thể tiếng Anh rất sớm. Em tự làm một quyển sổ để ghi từ vựng, định nghĩa, phiên âm và cách dùng khi đi kèm với các giới từ, động từ. Vì xác định học để ôn thi IELTS, Phúc đầu tư thời gian và ôn thi nghiêm túc. Trừ Sử học phụ đạo hai buổi một tuần tại trường, Phúc không học thêm cả ba môn của khối D14, tận dụng khả năng tự học tối đa.

Đêm cuối tháng 9 năm ngoái, Phúc và bố mẹ không ngủ được, hồi hộp đợi kết quả thi tốt nghiệp THPT. Nam sinh chia sẻ, dù cũng dự tính kết quả khả quan, em không nghĩ mình đạt danh hiệu thủ khoa toàn quốc khối D14 với 9,75 Văn, 9,75 Sử và 9,6 Tiếng Anh, tổng 29,1 điểm. Phúc trúng tuyển ngành Quốc tế học, Đại học Sư phạm TP HCM.

Là giáo viên dạy Sử của Phúc, cô Lê Thị Trúc Nhiều, trường THPT Chu Văn An, đánh giá học trò có đầu óc nhạy bén, phong thái tự tin và rất mạnh về việc diễn đạt suy nghĩ, quan điểm. Phúc thường khiến cho giờ học sôi nổi hơn bằng các phát biểu sắc sảo, hiểu tường tận vấn đề. Khi biết học trò đạt 9,6 điểm Sử thi tốt nghiệp THPT, cô Nhiều không bất ngờ nhưng vỡ òa khi em đạt thủ khoa toàn quốc khối D14. "Tôi nghĩ Phúc đã lựa chọn một ngành vô cùng hợp với em, đó là quốc tế học. Tôi tin rằng đây sẽ là nền tảng, giúp Phúc có thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết để tiến xa hơn trên con đường em theo đuổi", cô giáo nói.

Võ Lập Phúc được vinh danh tại Đại hội Đại biểu Hội sinh viên Việt Nam TP HCM, năm 2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Võ Lập Phúc được vinh danh tại chương trình Vinh danh thủ khoa TP HCM, năm 2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ngoài thành tích học tập nổi bật, chàng trai quê An Giang thường tham gia các cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh, viết luận triết học. Phúc từng giành vị trí thứ 6 trong cuộc thi ISB Gavel, giải nhì cuộc thi Triết học tuổi trẻ năm 2019, giải nhất Hùng biện tiếng Anh của tỉnh An Giang 2019-2020 và giải nhì Hùng biện tiếng Anh toàn miền Nam. Năm 2019, Phúc nhận học bổng 4.000 USD (khoảng 90 triệu đồng) cho một năm lớp 12 tại Hà Lan, nhưng từ chối vì muốn hoàn thành chương trình phổ thông tại Việt Nam.

Trong suốt 12 năm học, Phúc chưa từng học trường chuyên, lớp chọn. Nam sinh trưởng thành từ những ngôi trường làng, chủ yếu là tự học. "Em nghĩ môi trường học tập chỉ là một phần, quan trọng vẫn là ý chí và quan điểm sống của mình", em khẳng định.

Cuối năm 2020, Phúc là sinh viên duy nhất của tỉnh An Giang tham dự Đại hội Tài năng trẻ do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức tại Hà Nội. Trở lại thăm thủ đô lần thứ hai, được đi viếng Lăng Bác, Phúc rất vui. Nghĩ lại hành trình dài đã qua, Phúc cho rằng điều tiếc nuối nhất là những tháng ngày "nhận thức lệch lạc" cuối cấp 2, do đó đã không thể cố gắng hết mình. Tuy nhiên, em cho rằng nếu có cơ hội sửa lại, em sẽ không làm. "Những việc xảy ra đều có quy luật, là sự đào thải cái xấu, tôi luyện để em có được ngày hôm nay", Phúc khẳng định.

Những năm tới, Phúc dự định hoàn thành chương trình cử nhân tại Đại học Sư phạm TP HCM, sau đó sẽ du học thạc sĩ ngành Quan hệ quốc tế tại Hà Lan hoặc Phần Lan. Mong muốn lớn nhất của nam sinh là được trở về Việt Nam, làm giảng viên của Đại học Sư phạm TP HCM. Sau những gì đã trải qua, Phúc hiểu rằng không phải cứ khác biệt là sẽ giỏi nhất. "Hành trình nỗ lực và cố gắng sẽ không bao giờ có điểm dừng. Em mong mỗi người có thể trở thành phiên bản tốt nhất của sự khác biệt trong mình", Phúc bộc bạch.

Thanh Hằng


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?