Danh sách bài viết

Trữ nước quanh năm, sếu đầu đỏ về Tràm Chim giảm 100 lần

Cập nhật: 18/04/2021

Hệ sinh thái của khu ramsar Tràm Chim ở Đồng Tháp đang đứng trước nhiều nguy cơ khi trữ nước ngập gần như quanh năm để phòng cháy rừng khiến hệ sinh thái bị đảo lộn, không theo quy luật một mùa khô và một mùa nước. Lượng sếu đầu đỏ, vốn là biểu tượng của Tràm Chim cũng giảm ở mức báo động.

"Nếu như năm 1980 ghi nhận ở Tràm Chim có hơn 1.000 cá thể sếu đầu đỏ thì đến năm 2018 chỉ còn 11", ông Nguyễn Đức Tú, Điều phối viên chương trình nước và đất ngập nước của Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) nói.

Theo ông Tú, nguyên nhân sếu không về là mất sinh cảnh trong toàn bộ vùng phân bố của các quần thể. Vùng sinh cảnh thay đổi khiến nguồn thức ăn của sếu không phát triển... "Sự mất mát này không thể khôi phục được", ông Tú nói.

Sếu đầu đỏ không quay về Vườn quốc gia Tràm Chim vì thiếu thức ăn. 

Sếu đầu đỏ không quay về Vườn quốc gia Tràm Chim vì thiếu thức ăn. 

TS Dương Văn Ni (Đại học Cần Thơ) cho rằng khi nước tù đọng, các loài ngoại lai như ốc bươu vàng, cá lau kính, lục bình phát triển tràn lan tại vườn quốc gia Tràm Chim, trong khi những đồng cỏ năng đặc thù nhất lại suy thoái, loài quý hiếm như sếu đầu đỏ giảm nghiêm trọng.

Năm 2018 có 11 cá thể trở về Tràm Chim; trong đó có cụ sếu được gắn vòng đeo chân 20 năm trước quay về và qua đời tại đây. Ảnh: Nguyễn Nga

Một con sếu đầu đỏ quý hiếm được gắn vòng đeo chân từ 20 năm trước, quay về và chết tại Vườn quốc gia Tràm Chim hồi tháng 4. Ảnh: Nguyễn Nga.

Quan tâm đến vấn đề này, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái vùng Me Kong cho rằng đang có sự chồng chéo giữa các văn bản về luật bảo vệ rừng và luật bảo tồn đa dạng sinh học. Một vùng bảo tồn sinh thái đất ngập nước lại bị đưa vào hệ thống rừng đặc dụng thành ra được quản lý bởi luật bảo vệ rừng. 

"Việc một vùng đất ngập nước rất đặc thù ở chung nhà với rừng đặc dụng vô cùng kẹt cho công tác bảo tồn. Những người quản lý ở đây tìm mọi cách bảo vệ rừng tràm khỏi cháy bởi đó là kỷ luật", ông Thiện nói và lo ngại việc "sợ lửa" dẫn đến hệ lụy lớn là Tràm Chim đang "chết ngộp".

Theo ông Thiện, hoàn toàn sai lầm khi nghĩ xảy ra cháy là chết hết, bởi trên thế giới đã công nhận lửa cũng là một phần của hệ sinh thái. Cháy sẽ làm mỏng lớp thực bì và thúc đẩy sự tái sinh tươi mới hơn.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó giám đốc Sở Khoa học Công nghệ (nguyên Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim) cho rằng để cháy thiêu rụi hết thì không tốt, còn cháy vừa phải lại rất tốt. Nghĩa là cần đốt rừng chủ động, đốt da beo. Khi đó những sinh vật ở khu vực đang đốt có thể di chuyển sang vùng lân cận và chỉ vài ngày sau, cỏ mới sinh sôi, chim, chuột, rắn rùa về rất nhiều.

Các chuyên gia cho rằng, việc trữ nước quanh năm khiến hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim bị xáo trộn. Ảnh: Cửu Long

Các chuyên gia khảo sát hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Cửu Long.

Ông Hùng đề xuất tỉnh Đồng Tháp có cơ chế đặc thù cho vườn quốc gia Tràm Chim để chủ động đốt cỏ cũng như quy định lại mức ngập nước, nhằm tạo điều kiện cho hệ sinh thái khôi phục.

Là khu ramsar đầu tiên ở miền Tây, có vai trò quan trọng trong bản đồ đa dạng sinh học thế giới, Vườn quốc gia Tràm Chim rộng 7.313 ha, nằm lọt thỏm giữa vùng đất trũng ngập nước Đồng Tháp Mười. Đây là nơi cư trú của hơn 231 loài chim, đặc biệt là sếu đầu đỏ quý hiếm và hơn 100 loài cá cùng nhiều loài động vật khác.

Cửu Long


Nguồn: /

Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

Các ngành công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

Các ngành công nghệ

Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

Các ngành công nghệ

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

Các ngành công nghệ

Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Các ngành công nghệ

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

Các ngành công nghệ

FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

Các ngành công nghệ

Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.