Danh sách bài viết

Trung Quốc dư thừa hàng triệu thạc sĩ, cử nhân

Cập nhật: 25/10/2023

Gần đây, một nhà máy thuốc lá ở tỉnh Hà Nam trở thành tâm điểm của tranh cãi khi cho biết một phần ba trong số 135 công nhân mới được tuyển dụng có bằng thạc sĩ, còn lại là sinh viên đại học sắp tốt nghiệp trường hàng đầu Trung Quốc. Công việc của họ sau khi vào nhà máy là chế biến và cuộn thuốc lá.

Chỉ vài tháng trước, trường tiểu học thuộc trường Ngoại ngữ Sơn Nam Thâm Quyến cũng gây chú ý vì lý do tương tự. Toàn bộ giáo viên của trường tốt nghiệp thạc sĩ từ các đại học hàng đầu trong và ngoài nước, gồm cả trường danh giá bậc nhất như Columbia (Mỹ), Thanh Hoa và Bắc Kinh (hai trường hàng đầu Trung Quốc).

Những câu chuyện này đã tạo ra tranh luận sôi nổi trong cộng đồng, bởi thị trường việc làm ở Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt trong khi số lượng cử nhân, thạc sĩ ra trường mỗi năm một nhiều.

Học sinh Trung Quốc thi đại học. Ảnh: SCMP

Học sinh Trung Quốc thi đại học. Ảnh: SCMP

Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, mùa hè này, 9,09 triệu sinh viên sẽ tốt nghiệp đại học, tăng gần 500.000 người so với năm 2020 và là mức cao kỷ lục từ trước đến giờ. Chưa kể, hơn 54% dân số Trung Quốc ở độ tuổi 18-22. Vào năm 2002, tỷ lệ này chỉ là 15%. "Điều này có nghĩa chúng ta đã bước vào kỷ nguyên phổ cập giáo dục đại học. Hơn một nửa số thanh niên bạn gặp trên đường phố sẽ có bằng cấp cao hơn", Jennifer Feng, chuyên gia nhân sự của công ty tuyển dụng hàng đầu Trung Quốc 51 job, nói.

Cô cho rằng việc này dẫn đến hệ quả là giá trị tấm bằng đại học bị giảm sút. Giờ đây, trở thành cử nhân gần như là ngưỡng đầu tiên cần vượt qua trong quá trình tìm việc. "Nhiều nhà tuyển dụng nói rằng ban đầu muốn tuyển một số sinh viên chưa tốt nghiệp, nhưng hóa ra rất nhiều cử nhân đã nộp đơn", Feng nói.

Liu Haotian, cử nhân ngành Tài chính, Đại học Tài chính Thượng Hải, đã ra trường được hai năm. Anh thừa nhận phải hạ thấp mục tiêu sau một năm tìm việc không thành công. "Những gì tôi nhắm đến ban đầu là các tổ chức tài chính, nhưng tôi dần nhận ra mình không thể cạnh tranh cho các vị trí ở đó. Các đối thủ đều đến từ đại học nổi tiếng hoặc có bằng cấp cao hơn", Liu nói.

Cuối năm ngoái, Liu nhận được một vị trí trong công ty bất động sản. Tuy vậy, anh bày tỏ sự thất vọng khi "những gì nhận được chỉ là bán và cho thuê nhà".

Liu không phải cử nhân duy nhất tham gia vào ngành công nghiệp bất động sản. Theo một báo cáo được công bố vào đầu tháng 7, hơn 60% nhân viên kinh doanh bất động sản ở Bắc Kinh và Thượng Hải có bằng cử nhân.

Xiong Bingqi, Giám đốc Viện nghiên cứu giáo dục thế kỷ 21, cho rằng số lượng sinh viên tốt nghiệp không phải là vấn đề. Nguyên nhân khiến Trung Quốc dư thừa cử nhân, thạc sĩ là thiếu việc làm ở nhóm dịch vụ, vốn thu hút nhiều nhân lực nhất.

Ông nhận định, việc cử nhân, thạc sĩ nhận một công việc mà trước đây chỉ cần vận hành bởi một người học hết cấp ba được coi là lãng phí hay không phụ thuộc vào giá trị người làm tạo ra cho vị trí đó. "Nếu họ có thể cải thiện dịch vụ và tạo ra giá trị mới thì đó không hẳn lãng phí. Thay vào đó, họ sẽ giúp ngành nâng cấp và tạo ra nhiều việc làm phù hợp cho những người có bằng cấp", ông nói.

Thanh Hằng (Theo SCMP)


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?