Danh sách bài viết

Trường học thành phố thích ứng nhanh với dạy online

Cập nhật: 25/10/2023

9h30 ngày 18/2, sau hồi chuông dài, hơn 20 giáo viên trường THPT Nguyễn Du, TP HCM, về các lớp học, mở máy tính cá nhân bắt đầu buổi dạy online. Nhờ hệ thống wifi mạnh và sự chuẩn bị kết nối trước đó, lớp học trực tuyến bắt đầu sau chừng 5-10 phút. Tại phòng học lớp 12A3, cô Trịnh Thanh Quyên cho 35 học sinh ôn lại bài cũ bằng bài tập 45 phút, sau đó sửa bài.

Cô Quyên cho biết, tuần đầu tiên sau Tết, học sinh sẽ củng cố lại bài cũ, đến tuần thứ hai mới học chương trình mới theo chuyên đề. Với học sinh lớp 12, việc nắm chắc kiến thức theo chương trình rất quan trọng để hoàn thành tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Sử dụng ứng dụng Google Meet để tương tác với học sinh, cô giáo 25 tuổi thuần thục thao tác, lớp học có sự tương tác tốt giữa cô trò. "Hiện tôi chưa cho kiểm tra trong quá trình dạy học trực tuyến theo chủ trương của trường. Tuy nhiên, em nào tương tác tốt, phát biểu hay và đúng sẽ có điểm thưởng cho các bài kiểm tra sau này", cô giáo nói.

Giáo án cho tiết học không bị ảnh hưởng nhiều bởi mỗi buổi dạy online theo sắp xếp của nhà trường là 2 tiết (90 phút), giáo viên có thể chủ động dồn hai tiết làm một buổi học hoặc bố trí cho học sinh học lý thuyết xen kẽ làm bài tập. "Chất lượng học tiếng Anh online tốt nếu các em tập trung, nghiêm túc", cô đúc rút kinh nghiệm sau một năm dạy trực tuyến.

Cô Trịnh Thanh Quyên, giáo viên Tiếng Anh, trường THPT Nguyễn Du, TP HCM, đang dạy online. Ảnh: Mạnh Tùng

Cô Trịnh Thanh Quyên, giáo viên Tiếng Anh, trường THPT Nguyễn Du, TP HCM, đang dạy online. Ảnh: Mạnh Tùng

Tại các lớp khác, việc dạy học diễn ra suôn sẻ bởi thầy cô khá thuần thục thao tác trên ứng dụng. Có thầy tự mang camera cá nhân, chân máy để thu hình bài giảng khi đứng trên bục giảng bài và viết bài trên bảng. Một giám thị sẽ đến từng lớp điểm danh học sinh tham gia lớp học.

Không chỉ dạy các môn văn hóa, trường THPT Nguyễn Du làm "mềm" giờ học bằng các tiết dạy kỹ năng sống. Thầy Hoàng Sỹ Đăng, giáo viên dạy kỹ năng, mở đầu buổi dạy đầu tiên sau Tết với học sinh lớp 11A6 bằng những lời hỏi thăm vui nhộn. Tiếp đó, thầy chia sẻ những cách sắp xếp thời học tập, giải trí phù hợp trong thời gian nghỉ chống dịch vì cho rằng học sinh dễ làm việc riêng khi học online ở nhà, không ai quản lý. "Trong các tiết kỹ năng sống, tôi cố gắng thúc đẩy sự tự giác để các em học tập một cách có cảm xúc chứ không chờ đợi phải có người nhắc nhở, thúc ép", thầy Đăng chia sẻ.

Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết trong hai ca (7h30h-9h và 9h30-11h) ngày 18/2, cả trường với hơn 1.550 học sinh thì 22 em vắng. Từ nay đến hết tháng 2, học sinh sẽ tham gia học 9 môn gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân bằng hình thức trực tuyến. Buổi chiều các em học các môn còn lại với bài giảng E-learning đăng tải trên trang web của trường hoặc giải bài tập, ôn tập.

"Năm thứ hai triển khai việc dạy trực tuyến nên trường không còn băn khoăn về mặt kỹ thuật mà tập trung nâng cao chất lượng. Xác định đây là việc học chính thức nên từng tiết học, giáo viên rất tập trung, chỉn chu. Đó cũng là lý do nhà trường yêu cầu giáo viên lên lớp dạy học, thay vì ở nhà", thầy Phú nói.

Trường phổ thông dạy online bài bản
 
 

Tại Hà Nội, thầy Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa, quận Đống Đa, cho biết nhờ sở hữu nền tảng công nghệ thông tin tương đối tốt và xây dựng kế hoạch chi tiết, việc học online của trường diễn ra bài bản và ổn định.

Thay vì sử dụng phần mềm Zoom, trường Phan Huy Chú - Đống Đa mua bản quyền của Office 365, cấp cho mỗi giáo viên và học sinh một tài khoản để truy cập vào lớp học. Trường đã triển khai việc này từ trước khi học sinh Hà Nội tạm dừng đến trường vì Covid-19 vào đầu năm 2020 để giao bài tập, đăng tải video hướng dẫn của giáo viên tới học sinh. "Với chi phí bản quyền 50-60 triệu một năm, chúng tôi tiết kiệm được chi phí các văn phòng phẩm như mực in, máy in và giấy A4", thầy Nhâm cho hay.

Nhờ nền tảng công nghệ thông tin sẵn có cùng kinh nghiệm dạy online từ năm ngoái, lãnh đạo trường Phan Huy Chú - Đống Đa cho rằng học sinh và giáo viên bước vào việc học online khá nhẹ nhàng, không gặp nhiều vướng mắc. Trường đã triển khai hình thức này ngay từ 1/2 khi Hà Nội thông báo học sinh tạm dừng đến trường, sắp xếp lại thời khóa biểu hai buổi sáng - chiều phù hợp để tránh học sinh ngồi quá lâu trước máy tính, đồng thời vẫn đảm bảo tiến độ chương trình. Những học sinh vắng mặt của mỗi tiết có thể xem lại video giảng bài của giáo viên ngày hôm đó ngay trên hệ thống. Ban giám hiệu chia nhau dự giờ và sát sao với việc giảng dạy hàng ngày của thầy cô.

Thầy Nhâm cho biết, trong thời gian học online, giáo viên có thể thiết kế những bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến, cho học sinh làm việc nhóm, thảo luận và lấy điểm chính thức. Riêng lớp 12, vì phải vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT, trường sẽ bố trí thêm thời gian ôn luyện cho các em khi đi học tập trung trở lại. "Khoảng cuối tháng 3, một số môn ít thời lượng như học tiếng Anh với người nước ngoài kết thúc, các em cũng hoàn thành chứng chỉ tin học quốc tế, chúng tôi sẽ cho học sinh học các môn còn lại", thầy Nhâm nói.

Học sinh trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa học online. Ảnh: Website nhà trường

Học sinh trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa học online. Ảnh: Website nhà trường

Ở bậc tiểu học, cô Teo Thị Thanh Mai, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Hà Đông, nhận định việc học online lần này được triển khai liền mạch với chương trình học trên lớp do có sự chủ động của cả hệ thống.

Ngay đầu tháng 2 khi học sinh Hà Nội tạm dừng việc học tập trung, trường Lê Quý Đôn đã tổ chức học online trên phần mềm Zoom cho hơn 1.000 học sinh. Vì đặc thù học sinh còn nhỏ, đặc biệt lớp 1 và 2, cần bố mẹ giám sát, hỗ trợ việc sử dụng thiết bị điện tử, lịch học online của trường thường được xếp vào buổi tối.

Riêng hai khối 4-5 nhiều tiết hơn nên được xếp 1-2 tiết vào ban ngày, tránh việc học onine quá lâu, ảnh hưởng đến sức khỏe các em. Thường vào thứ sáu hàng tuần, ban giám hiệu trường Lê Quý Đôn sẽ xếp xong thời khóa biểu dạy online cho tuần kế tiếp và báo cáo lên Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông.

Với số ít học sinh còn ở quê chưa trở lại Hà Nội hoặc vì lý do cá nhân không thể tham gia học online, trường Lê Quý Đôn đã lập danh sách và lên phương án dạy bù cho các em vào giờ ra chơi, tự học hoặc sau buổi học.

Năm nay, cô Mai cho biết ban giám hiệu cũng khắt khe và sát sao hơn trong việc dự giờ và giám sát việc học online, cố gắng tăng số giờ học có sự tham gia của lãnh đạo hơn trước. Những giáo viên chưa làm tốt sẽ bị nhắc nhở ngay sau tiết học online. "Tôi cho rằng dạy học online là cách ứng phó với dịch bệnh tốt nhất trong thời điểm hiện tại. Tuy chưa thể làm hoàn hảo, chúng tôi vẫn cố gắng duy trì và đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể", cô Mai nói.

Đến 19/2, gần 50 tỉnh, thành cho học sinh tiếp tục ở nhà sau Tết Tân Sửu, trong đó có Hà Nội và TP HCM. Các Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu trường học phải lên phương án dạy online phù hợp, đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm học.

Thanh Hằng - Mạnh Tùng


Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...