Danh sách bài viết

Tỷ lệ học sinh Việt vào đại học, cao đẳng thấp

Cập nhật: 23/10/2022

Theo báo cáo tháng 8/2022 của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam chưa đạt nhiều thành công trong giáo dục sau phổ thông. Tỷ lệ nhập học đại học, cao đẳng của học sinh Việt Nam năm 2019 là 28,6%, thuộc nhóm thấp trong khối ASEAN, và chỉ bằng một nửa so với bình quân 55,1% của các quốc gia có thu nhập trung bình cao.

"Để đạt tỷ lệ như các quốc gia nhóm thu nhập trung bình cao, Việt Nam cần tạo điều kiện cho khoảng 3,8 triệu học sinh nhập học, gần gấp đôi con số năm 2019", theo báo cáo.

Đến năm 2020, chỉ 7,3% học sinh từ các gia đình thu nhập thấp được tiếp cận giáo dục đại học. Trong khi đó, con số này từ các gia đình thu nhập cao là 49,8%. Thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số có tỷ lệ tiếp cận giáo dục giáo dục đại học 6%, thấp hơn gần 30% so với mức 35,4% của nhóm đa số.

Học sinh THPT Trưng Vương (quận 1) ngày đầu trở lại trường sau 7 tháng học online, ngày 13/12/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Học sinh THPT Trưng Vương (quận 1) ngày đầu trở lại trường sau 7 tháng học online, ngày 13/12/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới nhận định, về phía người học, những yếu tố cản trở mong muốn theo đuổi giáo dục đại học, gồm: chi phí cơ hội, học tập cao trong khi suất sinh lợi giảm.

Học đại học đồng nghĩa với việc trì hoãn đi làm trong một số năm - đây là chi phí cơ hội lớn với sinh viên. Chưa kể, học phí và tổng chi phí học đại học nói chung đã tăng hơn gấp đôi trong thời gian qua, tạo áp lực lên người học và gia đình.

Thêm vào đó, dù thu nhập của một tân cử nhân 25-35 tuổi cao hơn khoảng ba lần so với lao động không bằng cấp, suất sinh lợi đang suy giảm trong giai đoạn 2010-2020.

Suất sinh lợi của giáo dục và kỹ năng - được đo bằng thay đổi về mức lương theo giờ của người lao động tốt nghiệp các chương trình sau phổ thông so với nhóm có trình độ dưới tiểu học - giảm từ 70% (năm 2010) xuống 50% (năm 2020). Việc này được nhận định một phần do sự phù hợp, kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp chưa cao. Trong 140 quốc gia được đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2018 về sự phù hợp về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp, Việt Nam đứng thứ ba từ dưới lên.

Còn từ góc độ các trường và nhà quản lý, chênh lệch cung cầu về kỹ năng của sinh viên trong thị trường lao động, thiếu vốn và cơ chế bị phân mảnh cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Theo các chuyên gia, kỹ năng của nhiều sinh viên tốt nghiệp còn chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp gặp khó trong việc tìm lao động có kỹ năng quản lý, lãnh đạo khi chỉ 10,2% dân số từ 25 tuổi trở lên có bằng cử nhân hoặc tương đương (số liệu năm 2019).

Năm 2019, Việt Nam chỉ phân bổ 0,6% GPD cho giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề, thấp hơn mức 0,86% của Malaysia, 0,9% của Hàn Quốc. Tại Hội nghị công bố Báo cáo phân tích ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cũng trích dẫn dữ liệu từ World Development Indicators (WDI), cho thấy Việt Nam chi ngân sách nhà nước cho giáo dục "rất thấp" so với nhiều nước trong khu vực và thế giới.

Học sinh Việt không mặn mà đại học, cao đẳng

"Nguồn tài chính công dành cho giáo dục đại học không tương xứng với mục tiêu phát triển quốc gia, trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2035", Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nhận định.

Ngoài ra, quản lý các đại học đang có sự phân mảnh, chưa thống nhất. Hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ trực tiếp quản lý hơn 40 trường, trong khi Việt Nam có khoảng 240 đại học và hai đại học quốc gia, chưa tính 400 trường cao đẳng và trung cấp đang được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý. Việc bị phân mảnh và không có hệ thống thông tin kết nối đồng bộ khiến công tác quản lý đại học khó khăn.

Để cải thiện kết quả của giáo dục đại học tại Việt Nam, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đề xuất bốn điểm chuyển đổi.

Thứ nhất, nâng cao khả năng tiếp cận và công bằng. Giả sử, Việt Nam đặt mục tiêu đạt 45% về tỷ lệ nhập học giáo dục sau phổ thông vào năm 2030, chỉ tiêu tuyển sinh bổ sung cần đạt là 1,3 triệu. Để có thể mở rộng quy mô như vậy, chuyên gia cho rằng các đại học ngoài công lập và cao đẳng, trung cấp cần đóng vai trò "lớn hơn hiện nay"; mô hình đào tạo, hình thức học cũng cần đa dạng, ứng dụng chuyển đổi số và tăng hỗ trợ tài chính cho sinh viên.

Hai là cải thiện chất lượng, sự phù hợp, quản lý đội ngũ nghiên cứu và giảng dạy tài năng, tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Để cải thiện sự phù hợp của các chương trình giáo dục đại học, các trường cần liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp.

Cùng với đó, giáo dục đại học cần được đảm bảo tài chính - đây là điểm chuyển đổi thứ ba trong đề xuất của chuyên gia Ngân hàng Thế giới. "Ưu tiên trước mắt là đảm bảo nguồn lực hiện có phải được sử dụng hiệu quả. Dần dần, nguồn vốn của Nhà nước dành cho giáo dục sau phổ thông cần được tăng thêm, nhất là khi nhu cầu giáo dục đại học tiếp tục tăng thêm", báo cáo nhìn nhận.

Để việc quản lý giáo dục đại học thống nhất, đạt hiệu quả, đề xuất cuối cùng đề cập việc sắp xếp lại cơ cấu quản lý, tạo điều kiện cho các trường đại học. Theo chuyên gia, nhu cầu đặt ra là xác định tầm nhìn và chiến lược cho trường đại học, tạo điều kiện để trường hoạt động theo hướng tự chủ và tự đảm bảo trách nhiệm giải trình trong một cấu trúc quản trị hiệu quả hơn.

Thanh Hằng


Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...