Danh sách bài viết

Ứng viên sáng giá cho giải Nobel Y Sinh 2022

Cập nhật: 06/06/2023

Các chuyên gia dự đoán giải Nobel Y Sinh 2022 có thể thuộc về nghiên cứu lĩnh vực tế bào, cơ sở di truyền bệnh hoặc công nghệ mRNA trong vaccine Covid-19.

Thế giới đang trong thời kỳ hai lĩnh vực y tế và khoa học phát triển vượt bậc, tốc độ đạt hơn 1.300% kể từ năm 1985, theo ước tính gần đây được đăng tải trên Tạp chí Hội Y khoa Mỹ. Với nhiều đột phá "chưa từng có", "mang tính bước ngoặt", các chuyên gia cho biết việc dự đoán chủ nhân giải Nobel Y Sinh năm 2022 sẽ khó khăn hơn.

Các cuộc thăm dò dư luận, bảng xếp hạng và giải thưởng tiền Nobel giúp giới khoa học có thêm dữ liệu để đưa ra ứng viên sáng giá cho giải thưởng. Danh sách gồm nghiên cứu làm sáng tỏ cách tế bào tạo ra năng lượng, khám phát về chất hóa học của vi khuẩn, nghiên cứu về bộ gene và nổi bật nhất là vaccine mRNA ngừa Covid-19.

David Pendlebury, giáo sư tại Đại học Ross đã xem xét tần suất các bài báo quan trọng được trích dẫn trong giải thưởng tiền Nobel là Lasker hoặc Gairdner để đưa ra dự đoán. Mỗi năm, ông lập danh sách "Ứng viên sáng giá" cho giải thưởng. 64 nghiên cứu trong số những dự đoán của ông đã nhận được huy chương Nobel danh giá.

Pendlebury cho rằng Nobel Y Sinh 2022 có thể thuộc về giáo sư Virginia Man-Yee Lee, Đại học Pennsylvania, Mỹ, một trong những người đã phát hiện ra tập hợp protein bất thường trong các loại tế bào khác nhau. Đây là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh thần kinh như Parkinson, ALS và sa sút trí tuệ vùng trán.

Giáo sư Man-Yee Lee xuất bản nghiên cứu này vào năm 2006, được trích dẫn hơn 4.000 lần kể từ đó đến nay. Khi đi sâu vào những trích dẫn đó, giáo sư Pendlebury nhận thấy các chuyên gia gần như luôn đề cập đến một báo cáo khác, do giáo sư Masato Hasegawa thuộc Viện Khoa học Y tế Thủ đô Tokyo, Nhật, công bố vài tháng sau đó.

"Việc trích dẫn đồng thời hai nghiên cứu độc lập rất phổ biến trong khoa học. Kể từ sau hai báo cáo đó, lĩnh vực nghiên cứu tế bào đã nở rộ theo nhiều chiều hướng. Đây là một bước tiến lớn trong việc cố gắng tìm ra phương pháp chữa trị hai loại bệnh này", giáo sư Pendlebury cho biết.

Vì những lý do tương tự, ông Pendlebury cho rằng hai nhà khoa học Mary-Claire King của Đại học Washington và Stuart Orkin của Trường Y Harvard, đều ở Mỹ, cũng là những ứng viên sáng giá. Họ có đóng góp lớn trong khám phá về cơ sở di truyền của các căn bệnh.

Bà Mary-Claire King đã tìm ra vai trò của đột biến gene BRCA trong ung thư vú và ung thư buồng trứng, tạo nên cuộc cách mạng trong tầm soát ung thư. Trong khi đó, ông Stuart Orkin xác định những thay đổi về di truyền đằng sau bệnh tan máu bẩm sinh, mở ra nhiều liệu pháp điều trị dựa trên gene mới, đầy hứa hẹn.

 Huy chương Nobel được trao cho những nhà khoa học đoạt giải.
Huy chương Nobel được trao cho những nhà khoa học đoạt giải. (Ảnh:Nobel Prize).

Ứng viên khác là giáo sư Stephen Quake của Đại học Stanford, Mỹ, người đã có những khám phá quan trọng về kỹ thuật vi lưu, ứng dụng trong phân tách tế bào. Nghiên cứu đặt tiền để cho các thử nghiệm giải trình tự tế bào đơn lẻ. Giáo sư Quake cũng là người đưa ra lời khuyên cho He Jiankui, một nhà khoa học Trung Quốc, giúp ông tạo ra hai em bé chỉnh sửa gene theo công nghệ CRISPR đầu tiên trên thế giới.

Yếu tố khác được giáo sư Pendlebury xét đến khi dự đoán chủ nhân giải Nobel là tính chu kỳ. Suốt thập kỷ, Ủy ban Nobel trao giải luân phiên cho các đóng góp ở đa dạng lĩnh vực, gồm khoa học thần kinh, ung thư hoặc bệnh truyền nhiễm.

Năm 2013, giải thưởng thuộc về nghiên cứu trong lĩnh vực vận chuyển tế bào, năm 2016 là quá trình tự hủy diệt tế bào. Năm 2017, công trình khám phá cách đồng hồ di truyền kiểm soát nhịp sinh học nhận huy chương vinh dự. Năm 2019, Ủy ban Nobel trao giải cho nghiên cứu về cách tế bào cảm nhận và thích nghi với lượng oxy sẵn có. Năm ngoái, nhà khoa học tìm ra cơ chế cảm nhận nhiệt độ của xúc giác được gọi tên.

Dựa trên chủ nhân Nobel trước đó, giáo sư Jason Sheltzer, Trường Y Yale, cho rằng giải thưởng năm nay thuộc về Katalin Karikó Drew Weissman - những người đã phát triển công nghệ mRNA trong vaccine ngừa Covid-19. "Nghiên cứu đã tạo ra sự thay đổi triệt để trong lĩnh vực vaccine. Đến nay, hàng tỷ liều vaccine được sử dụng, cứu hàng triệu người khỏi nguy cơ tử vong vì Covid-19", giáo sư Sheltzer nhận định.

Ông Sheltzer từng dự đoán chính xác người giành giải Nobel Y Sinh năm 2018 là giáo sư James Allison, nhà khoa học tiên phong về ung thư và miễn dịch. Theo ông, lần cuối cùng nghiên cứu thuộc lĩnh vực di truyền biểu sinh nhận giải Nobel là năm 2006. Chủ nhân giải thưởng là Roger Kornberg với công trình tìm hiểu cách lắp ráp bản sao RNA trong cơ thể người.

"Đã gần 20 năm kể từ khi lĩnh vực này được chú ý. Tôi có thể khẳng định rằng nó rất có giá trị trong năm nay", ông nói.

Lễ trao giải Nobel năm 2022 sẽ diễn ra từ chiều 3/10, khởi đầu với giải Nobel Y Sinh. Giải Nobel Y Sinh 2021 thuộc về hai nhà khoa học người Mỹ David Julius và Ardem Patapoutian với khám phá về nhiệt độ và xúc giác. Công trình của họ làm sáng tỏ cách giảm đau mạn tính và cấp tính liên quan đến một số bệnh tật, chấn thương và phương pháp điều trị.


    Nguồn: /

    Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

    Các ngành công nghệ

    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

    Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

    Các ngành công nghệ

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

    Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

    Các ngành công nghệ

    Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

    Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

    Các ngành công nghệ

    Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

    Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

    Các ngành công nghệ

    Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

    Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

    AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

    Các ngành công nghệ

    Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

    Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

    Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

    Các ngành công nghệ

    FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

    Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

    Các ngành công nghệ

    Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.