Danh sách bài viết

Vì sao chuyên gia ủng hộ dừng tuyển thẳng lớp 10 bằng IELTS?

Cập nhật: 24/02/2024

Vì sao chuyên gia ủng hộ dừng tuyển thẳng lớp 10 bằng IELTS?- Ảnh 1.

NHẬT THỊNH

Bộ GD-ĐT tối 23.3 cho biết một số địa phương đang phê duyệt kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 công lập, trong đó có việc cộng điểm ưu tiên hay tuyển thẳng lớp 10 bằng IELTS hoặc giải học sinh giỏi cấp tỉnh là không đúng quy định. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh nhiều nơi cộng điểm, miễn thi hoặc tuyển thẳng thí sinh có điểm thi IELTS trên 4.0 nhiều năm qua.

Vì thế, Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 đúng theo quy định đã ban hành. Trong đó, 4 nhóm được tuyển thẳng bao gồm: tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú; thuộc 16 dân tộc ít người; là người khuyết tật; đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật.

Động thái hợp lý

Cô Phan Thị Song Sương, thạc sĩ chuyên ngành giảng dạy tiếng Anh (TESOL) tại ĐH Nottingham Trent (Anh), sáng lập Trung tâm Home English (Đà Nẵng), tán thành yêu cầu của Bộ GD-ĐT. "Động thái này giúp phụ huynh đỡ lo lắng, còn các em được 'nhẹ gánh' áp lực. Các đơn vị tổ chức thi IELTS tuy không giới hạn độ tuổi dự thi, song cũng không khuyến khích thí sinh dưới 16 tuổi đăng ký", cô Sương nhận xét.

Thạc sĩ Sương cho biết, trong quá trình tư vấn cho phụ huynh, cô luôn khuyên cha mẹ nên cho con bắt đầu luyện thi IELTS từ lớp 10, tốt nhất là lớp 11 nếu thực sự cần chứng chỉ ngoại ngữ này để nộp hồ sơ xét tuyển các trường ĐH trong nước hoặc nước ngoài. "Bởi, từng độ tuổi có các bài thi riêng được thiết kế tương thích, như Starters, Movers hay Flyers với lứa tuổi tiểu học và THCS", cô Sương lý giải.

Cũng theo nữ thạc sĩ, các câu hỏi, ngữ liệu trong đề thi IELTS yêu cầu kiến thức, tư duy sâu sắc nên phù hợp hơn với lứa tuổi từ THPT trở lên. Ngoài ra, phải nhìn nhận IELTS hay TOEFL đều là bài kiểm tra nên thí sinh phải được dạy về "luật chơi", tức kỹ thuật làm bài. Song, quá trình này có thể chỉ kéo dài vài tháng. "Quan trọng nhất vẫn là kiến thức tiếng Anh tổng quát của thí sinh được trau dồi qua nhiều năm", cô Sương đánh giá.

Vì sao chuyên gia ủng hộ dừng tuyển thẳng lớp 10 bằng IELTS?- Ảnh 2.

SHUTTERSTOCK

Anh Bùi Minh Đức, học giả chương trình Fulbright, thạc sĩ chuyên ngành truyền thông và năng lực số tại ĐH Clark (Mỹ), thì nhận xét việc tuyển thẳng lớp 10 bằng IELTS sẽ làm gia tăng bất bình đẳng trong giáo dục khi lệ phí thi không hề rẻ, vào khoảng 4,6 triệu đồng, "có khi bằng cả tháng thu nhập của gia đình nông thôn". Trong khi đó, quy định này hiện áp dụng ở các tỉnh còn khó khăn như Quảng Trị hay Tuyên Quang.

"Có thể chi phí luyện thi IELTS ở tỉnh sẽ rẻ hơn, nhưng thu nhập bình quân đầu người ở tỉnh cũng thấp hơn những thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM. Ở những cấp độ thấp, chẳng hạn như 4.0 IELTS, các bạn có thể dễ đạt được nhờ áp dụng các mẹo và thủ thuật. Nhưng cái khó ở đây là phần lớn gia đình có điều kiện kinh tế mới chu cấp được cho con học và thi IELTS ở bậc THCS", anh Đức nêu quan điểm.

Nước ngoài tuyển sinh lớp 10 có dùng IELTS?

Là giảng viên TESOL đạt chuẩn quốc tế, bà Nguyễn Lê Tuyết Ngọc, Giám đốc đào tạo IELTS quốc gia Cơ quan khảo thí MTS (Anh), cho rằng việc dùng IELTS để xét tuyển thẳng vào một cấp học nhất định phải liên quan trực tiếp đến chương trình giáo dục người học sẽ lĩnh hội sau đó.

Chẳng hạn, ở Singapore, đã có những cơ sở giáo dục tuyển thẳng học sinh tốt nghiệp THCS với điểm IELTS từ 4.5 trở lên để học các khóa theo cấp độ 3-7 quốc tế. Sau đó, các bạn sẽ chuyển tiếp lên khóa foundation (dự bị) để học diploma (chứng chỉ) hoặc thạc sĩ các ngành về dịch vụ, kinh doanh, marketing, du lịch và khách sạn... Tất cả đều là những môn học mới và được dạy toàn hoàn bằng tiếng Anh.

"Tuy nhiên, từ bậc THCS lên THPT ở Việt Nam, ngoài tiếng Anh, các em phải học tiếp các môn học bằng tiếng Việt. Thế nên, việc tuyển thẳng lớp 10 bằng IELTS là không nên. Chưa kể, điều này còn dễ tạo nên hiện tượng học lệch với học sinh THCS, ảnh hưởng đến tâm lý học tập của các em khi tham gia những lớp học khác ngoài tiếng Anh", bà Ngọc nhận định.

Theo thống kê của Hội đồng Anh, IDP Education và Cambridge Assessment English, điểm IELTS trung bình bài thi học thuật (academic) của Việt Nam vào năm 2022 là 6.2, thấp hơn mức trung bình của thế giới là 6.3. 99% người Việt đạt điểm từ 4.0 trở lên, trong đó chỉ một số ít được điểm tuyệt đối 9.0, còn lại tập trung nhiều nhất ở mức 6.0 (22%).

Cách để học sinh làm quen đề IELTS từ THCS

Theo bà Nguyễn Lê Tuyết Ngọc, để dạy tốt lớp IELTS, giáo viên cần được đào tạo về học thuật và năng lực sư phạm một cách bài bản, không phải điểm cao là mặc nhiên dạy giỏi. Bởi, thi IELTS có thể đánh giá trình độ ngôn ngữ của giáo viên, nhưng chưa phản ánh được khả năng của thầy cô ở khía cạnh luyện thi.

Cũng theo bà Ngọc, giáo viên có nhiều cách giúp học sinh quen dần với bài thi IELTS từ độ tuổi THCS nhưng vẫn đảm bảo kiến thức tổng quát. Chẳng hạn như lồng ghép hoạt động nghe, nói vào tất cả các bài dạy để tối đa hóa cơ hội thực hành ngôn ngữ; giới thiệu thêm từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cụm từ có độ học thuật cao để mở rộng cấp độ từ vựng; thiết kế thêm bài tập theo cấu trúc của đề IELTS với nội dung chính là bài đang dạy để học sinh quen với dạng bài...


Nguồn: / Theo Thanhnien

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?