Danh sách bài viết

Vẫn loay hoay với dạy và học ngoại ngữ

Cập nhật: 30/08/2016

Chưa nói đến mong muốn đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai tại VN, thực tế cho thấy để dạy tiếng Anh như môn ngoại ngữ bắt buộc theo mục tiêu mà Đề án 2020 đặt ra vẫn còn rất xa vời.

Chậm quá xa so với mục tiêu
Trọng tâm trong giai đoạn 2016 - 2020 của Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020 (Đề án 2020) là triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm trên quy mô cả nước (bắt đầu từ học sinh (HS) lớp 3) và dạy học ngoại ngữ tăng cường đối với tất cả các trường dạy nghề, TCCN, CĐ và ĐH. Dự kiến kinh phí để thực hiện dự án giai đoạn này cũng chiếm nhiều nhất trong tất cả các giai đoạn, với tổng số tiền 4.300 tỉ đồng/9.378 tỉ đồng của toàn bộ đề án.
Tuy nhiên, đến năm 2016 cả nước mới có 1.617.022 HS lớp 3, 4, 5 trên tổng số 7.784.685 được học tiếng Anh 4 tiết/tuần. Còn lại chủ yếu mới chỉ học dưới dạng “làm quen” với tiếng Anh, thời lượng 2 tiết/tuần.
Như vậy, so với mục tiêu đến năm 2020 phải có 100% HS lớp 3 được học chương trình tiếng Anh 10 năm vẫn còn quá xa vời, khi mà thời điểm năm 2016 mới có khoảng hơn 20% HS khối lớp này được học chương trình tiếng Anh 10 năm.
Thiếu trầm trọng giáo viên đạt chuẩn
Khó khăn lớn nhất là vấn đề đội ngũ giáo viên (GV). Thống kê của Bộ GD-ĐT ở bậc trung học, cả hai cấp THCS và THPT, đến hết năm học vừa qua mới có 33,14% GV đạt chuẩn, trong đó THPT mới có 26,12%.
Đến hết năm 2015 có gần 49% GV tiếng Anh tiểu học cả nước đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của VN. Với hơn 51% GV chưa đạt chuẩn còn lại, Bộ cũng thừa nhận “sẽ mất nhiều thời gian và ngân sách để tiếp tục bồi dưỡng đạt chuẩn và HS sẽ phải tiếp tục chờ GV đạt chuẩn để học theo đúng thời lượng 4 tiết/tuần mà đề án đặt ra.
Để đủ số lượng GV cho việc thực hiện dạy 4 tiết/tuần vào năm học 2018 theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới và theo lộ trình của Đề án ngoại ngữ 2020, bậc tiểu học sẽ cần thêm nhiều GV nữa, đặc biệt ở khu vực khó khăn. Với số lượng hơn 21.000 GV đạt chuẩn như hiện nay, tỷ lệ khoảng 0,1 - 0,2 GV/lớp thì mỗi GV phải dạy từ 5 - 10 lớp, tương đương 20 - 40 tiết/tuần. Trong khi đó, quy định mỗi GV tiểu học dạy 23 tiết và với GV ngoại ngữ khi thực hiện chương trình tiếng Anh tiểu học những năm đầu chỉ dạy 18 tiết/tuần.
Một số nơi ì ạch trong thực hiện đề án. Ví dụ: Cao Bằng hiện có 275 trường nhưng chỉ có 86 GV tiếng Anh, chưa đáp ứng đến 30% số lượng GV cần để đáp ứng việc học ngoại ngữ đủ 4 tiết/tuần. Một loạt tỉnh lâm vào tình trạng tương tự như: Hậu Giang, Bạc Liêu, Tây Ninh, Ninh Thuận, Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Kon Tum, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình, Hà Giang, Bắc Kạn...
Với những quy định về biên chế GV hiện nay, việc làm sao để có đủ GV dạy ngoại ngữ là một bài toán khó đang kéo chậm lại quá trình triển khai dạy học ngoại ngữ.
Theo các chuyên gia nước ngoài về tiếng Anh, kinh nghiệm từ các nước trong việc nâng cao trình độ tiếng Anh cho người dân thì trình độ GV là vấn đề cốt lõi. Nhiều nước đã thất bại với những đề án tương tự VN cũng vì không giải được bài toán trình độ, năng lực của GV.
Cần thực tế hơn
Tiến sĩ Dennis Berg, người đã có hơn 20 năm làm cố vấn giáo dục tại VN, từng nói với Thanh Niên: “Những người đưa ra Đề án 2020 đặt mục tiêu hoàn tất trong 8 năm, trong khi các nước khác ở khu vực như Malaysia hay Singapore phải mất hàng thập niên”.
Trao đổi với báo chí mới đây, tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN, cũng nhìn nhận: "Điều dở nhất của Đề án 2020 là mục tiêu quá lớn, quá tham vọng lại thực hiện trong thời gian rất ngắn. Nhưng điều đó vẫn không tệ bằng việc triển khai đồng bộ trên cả nước với 63 tỉnh thành, không xem xét đến việc điều kiện các địa phương rất khác nhau".
Đồng quan điểm về việc cần phải thực tế hơn để có thể xây dựng những mục tiêu phù hợp, tiến sĩ Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ HN, cho rằng việc chuẩn hóa GV là cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, việc áp dụng chuẩn cần một lộ trình phù hợp, dựa trên việc xem xét những năng lực thiết yếu cho hoạt động giảng dạy, điều kiện thực tế về trình độ mặt bằng chung của GV và về những nguồn lực, yếu tố bên ngoài người dạy hiện có. Như vậy, các chuẩn đưa ra mới mang tính khả thi, thực tế, giúp tạo ra động lực cho người dạy học và tự học để nâng cao năng lực của mình, tránh tạo ra sức ép quá lớn lên người dạy gây tâm lý chán nản, buông xuôi.
Bà Cao Phương Hà, Giám đốc EF Education First VN, cho rằng nếu không ràng buộc bởi biên chế, định mức GV thì hiệu trưởng có quyền tuyển đội ngũ GV đạt chuẩn về năng lực làm việc theo dạng hợp đồng.
Tại hội thảo về “Định hướng chiến lược dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2016 - 2020” do Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 6 vừa qua, ông Trần Xuân Thảo (Trường ĐH Tôn Đức Thắng) cho rằng phải tăng cường xã hội hóa để huy động tối đa các nguồn lực khắc phục tình trạng thiếu GV. Có thể cho phép HS chọn học ngoại ngữ ở ngoài trường trên cơ sở tự nguyện, miễn là đáp ứng được yêu cầu về đầu ra.
Đầu năm học 2016 - 2017, Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành hội nghị tổng kết giai đoạn đầu thực hiện đề án để đưa ra lộ trình, mục tiêu phù hợp trong thời gian tới.
Theo: thanhnien.com.vn

Nguồn: /

Thêm hàng loạt đơn vị được liên kết tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Giáo dục và đào tạo

Hôm nay 11.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã công bố danh sách mới nhất các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tại Việt Nam.

169 thí sinh thi đánh giá năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại Quy Nhơn

Giáo dục và đào tạo

169 thí sinh ở các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).

IDP và Hội đồng Anh cấp hơn 124.000 chứng chỉ trong 1 năm: 'Sức nóng' của IELTS

Giáo dục và đào tạo

Tổng số chứng chỉ IELTS do IDP và Hội đồng Anh cấp trong năm 2022 hơn 124.000 phần nào phản ánh sự sôi động của thị trường luyện thi, cũng như nhu cầu ngày càng tăng với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Hơn 90.000 chứng chỉ tiếng Anh bị cấp sai quy định: Hội đồng Anh khẳng định gì?

Giáo dục và đào tạo

Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

7.000 giáo viên nghỉ việc: Sinh viên sư phạm tốt nghiệp loại giỏi vẫn làm ngành khác

Giáo dục và đào tạo

Mới đây, dư luận chú ý với số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, tính từ tháng 8.2023 đến tháng 4.2024 có 7.215 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong đó ở bậc mầm non, khoảng 1.600...

Bao nhiêu trường được tổ chức thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc?

Giáo dục và đào tạo

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa công bố danh sách các đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cập nhật đến tháng 4.2024.

Phụ huynh nhận đơn in sẵn 'xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10'

Giáo dục và đào tạo

Ngày 11.5, trên các diễn đàn mạng xã hội lan truyền lá đơn có tựa đề 'Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, năm học 2024-2025' được cho là xuất phát từ một trường THCS tại...

Những lưu ý cho thí sinh sau khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục và đào tạo

17 giờ hôm qua (10.5), việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kết thúc. Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đưa ra một số lưu ý sau thời điểm này.

Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

Giáo dục và đào tạo

Công tác phân luồng học sinh (HS) sau khi tốt nghiệp THCS gặp nhiều khó khăn, thách thức do bệnh thành tích và tâm lý của phụ huynh.

4 chàng 'thi cho vui', ẵm ngay 4 giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay

Giáo dục và đào tạo

'Với trường em thì kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay là một sân chơi, tụi em cũng xác định đi thi cho vui thôi, nào ngờ mới 'bung' một chút thì...