Danh sách bài viết

Vì sao giữa thời đại kỹ thuật số, Ấn Độ vẫn sử dụng chim bồ câu đưa thư?

Cập nhật: 09/02/2024

Cảnh sát bang Odisha đang bảo tồn hơn 100 con chim bồ câu đưa thư Homer Bỉ.

Chim bồ câu đưa thư được bảo tồn

Trong thời đại của kỹ thuật số internet, hình thức liên lạc truyền thống như bưu thiếp và điện tín đã trở nên lỗi thời nhưng lực lượng cảnh sát ở bang Odisha, Ấn Độ đang nỗ lực duy trì một hình thức liên lạc thậm chí còn lâu đời hơn: Chim bồ câu đưa thư - như một phương thức liên lạc dự phòng trong các thảm họa.

Theo Reuters, phương thức này bắt nguồn từ thời kỳ Ấn Độ còn là thuộc địa Anh. Các đồn cảnh sát sử dụng những con chim bồ câu để liên lạc với nhau. Ngày nay, đội chim bồ câu đưa thư của bang Odisha có hơn 100 con chim bồ câu Homer Bỉ.

Ông Satish Kumar Gajbhiye, Tổng thanh tra cảnh sát quận Cuttack cho biết: "Chúng tôi giữ những con chim bồ câu vì giá trị di sản của chúng và để bảo tồn chúng cho các thế hệ tương lai".

Nhà sử học Anil Dhir, thuộc Ủy ban Di sản Văn hóa và Nghệ thuật Quốc gia Ấn Độ nói Odisha có "dịch vụ vận chuyển chim bồ câu duy nhất hiện có trên thế giới và là một ví dụ độc đáo về truyền thống cổ xưa đang được lưu giữ trong thời hiện đại".

Chim bồ câu đưa thư có khả năng định hướng bẩm sinh và tìm đường trở về nhà từ khoảng cách xa, có thể di chuyển hàng trăm dặm chỉ trong vài giờ.

Chim bồ câu đưa thư ở Ấn Độ.
Chim bồ câu đưa thư ở Ấn Độ. (Ảnh: Reuters).

Những con chim đáng tin cậy này đã trở thành một liên kết quan trọng giữa các đồn cảnh sát vùng sâu vùng xa khi liên lạc bị gián đoạn trong các thảm họa. Trên thực tế, trong trận lụt thảm khốc năm 1982, bồ câu đóng vai trò là đường dây liên lạc duy nhất đến thị trấn Banki.

Chim bồ câu cũng đóng một vai trò quan trọng trong siêu bão năm 1999 và các trận lũ lụt sau đó, khi mạng vô tuyến bị sập khiến hầu hết các đường dây liên lạc bị hỏng.

Có nguồn tin tiết lộ, những chú chim bồ câu thông minh đã hỗ trợ sở cảnh sát đánh lừa và bắt giữ nhiều tên tội phạm trên đường chạy trốn.

Chim bồ câu đưa thư không bao giờ thất bại

Những con chim bồ câu thường mang những thông điệp được viết trên giấy làm từ hành tây rất nhẹ, nhét vào một ống nhỏ rồi buộc vào chân.

Ông Dhir cho biết, phần lớn chim bồ câu Bỉ được chọn vì chúng có thể bay 25 km chỉ trong 15-25 phút và sống tới 20 năm. Theo Betterindia.com, những con chim bồ câu này cũng có thể bay xa tới 800 km với tốc độ 55 km/h, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.

Parshuram Nanda, người chăm sóc những con chim cho biết: "Chúng tôi bắt đầu huấn luyện chúng khi chúng được 5 đến 6 tuần tuổi.... Chúng được dạy để nhận ra các vị trí và thực hiện các loại dịch vụ khác nhau".

Khi lớn hơn, những con chim bồ câu được đưa ra một khoảng cách xa để thả bay tự do và tìm đường về nơi trú ẩn theo bản năng.

"Khoảng cách tăng dần và trong vòng 10 ngày, chúng có thể bay về từ khoảng cách 30km", Nanda nói.

Nhà sử học Anil Dhir, cho biết các nghiên cứu cho thấy chim bồ câu có thể phát hiện từ trường và nhìn thấy điểm đến của chúng từ cách xa hàng nghìn dặm.

Ông nói: "Ngay cả trong trường hợp khó có thể xảy ra là ngay ngày mai mọi phương thức liên lạc đều bị gián đoạn thì những chú chim bồ câu sẽ không bao giờ thất bại".


    Nguồn: /

    Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

    Các ngành công nghệ

    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

    Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

    Các ngành công nghệ

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

    Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

    Các ngành công nghệ

    Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

    Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

    Các ngành công nghệ

    Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

    Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

    Các ngành công nghệ

    Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

    Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

    AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

    Các ngành công nghệ

    Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

    Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

    Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

    Các ngành công nghệ

    FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

    Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

    Các ngành công nghệ

    Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.