Danh sách bài viết

Vì sao NASA không còn sản xuất tàu con thoi để khám phá không gian?

Cập nhật: 31/07/2023

Tàu con thoi là một loại phương tiện vũ trụ được thiết kế để chở hàng hoặc con người vào không gian.

Tàu con thoi chúng ta nói ở đây chính là tàu vũ trụ chở hàng có người lái ở quỹ đạo Trái đất thấp, có thể tái sử dụng, bao gồm STS của NASA. Vào ngày 21 tháng 7 năm 2011, Atlantis đã thành công quay trở lại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral, Florida sau khi thực hiện thành công sứ mệnh tàu con thoi cuối cùng của NASA (STS-135), phục vụ Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 30 năm. Nó từng viết nên một chương huy hoàng không thể nào quên cho công cuộc khám phá không gian của nhân loại, nhưng ở thời điểm hiện tại, những điều đó đã bị xếp vào lịch sử.

Vậy tại sao kỷ nguyên của tàu con thoi lại kết thúc?

Các tàu con thoi đã được rút khỏi các hoạt động vào năm 2011
Các tàu con thoi đã được rút khỏi các hoạt động sau khi kết thúc chuyến bay cuối cùng của Atlantis vào năm 2011.

1. Chi phí quá cao

Vào giữa thế kỷ trước, đã đạt được những thành công rực rỡ, nhưng tên lửa khổng lồ Saturn V (có mức giá lên tới 180 triệu USD) dùng để đáp xuống Mặt trăng thì không thể tái sử dụng. Vì vậy Hoa Kỳ bắt đầu phát triển một loại tàu vũ trụ có thể tái sử dụng, nhằm cung cấp một loại phương tiện chi phí thấp để đưa con người và hàng hóa lên quỹ đạo của Trái đất.

Và thế là dự án tàu con thoi được ra đời. Tuy nhiên mọi thứ lại diễn ra hoàn toàn nằm ngoài tính toán ban đầu của các nhà khoa học. Chi phí trung bình cho mỗi lần phóng tàu con thoi là 450 đến 800 triệu USD. Chi phí của lần phóng cuối cùng vào năm 2011 là 1,5 tỷ USD và toàn bộ dự án đã tiêu tốn hoàng gần 30 tỷ USD, nhiều hơn rất nhiều so với những ước tính ban đầu. Những chi phí cơ bản bao gồm:

  • Hai tàu con thoi, một phóng và một ở chế độ chờ;
  • Hộp đựng nhiên liệu dùng một lần,trị giá 78 triệu USD mỗi chiếc;
  • Phí nạp bình nhiên liệu, 1,4 triệu USD mỗi lần;
  • Tên lửa đẩy rắn được tân trang lại hoàn toàn với giá 46 triệu USD một cặp;
  • Bảo trì, 200 triệu USD mỗi chuyến bay;
  • Chi phí lắp ráp VAB, vận chuyển đến bệ phóng, lắp đặt trọng tải, bảo trì chờ phóng, chi phí lao động,...

Tổng chi phí để gửi 1 kg hàng hóa lên quỹ đạo Trái đất sẽ rơi vào khoảng 54.000 USD. Theo đó việc phóng vệ tinh lên quỹ đạo sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều khi sử dụng tên lửa truyền thống (với chưa đến 3.000 USD cho mỗi kg).

Tàu con thoi không thực hiện được lời hứa về khả năng tiếp cận không gian với chi phí thấp.
Tàu con thoi không bao giờ thực hiện được lời hứa về khả năng tiếp cận không gian với chi phí thấp.

Tiền đề chính của ước tính chi phí thấp khi dự án tàu con thoi được thành lập là tàu vũ trụ có thể bay trở lại Trái đất để giảm thiểu các chi phí như phát triển, sản xuất, bảo trì,...

Từ hoạt động thực tế sau đó, thời gian quay vòng nhanh nhất trong lịch sử của chương trình tàu con thoi là 54 ngày. Sau thảm họa Challenger, thời gian quay vòng nhanh nhất của tàu con thoi là 88 ngày, gần gấp 10 lần so với những ước tính ban đầu.

Thời gian quay vòng lâu hơn có nghĩa là ít chuyến bay được phóng đi hơn (kế hoạch ban đầu là 100 lần cho mỗi tàu con thoi, nhưng trên thực tế, ba chiếc tàu con thoi chỉ thực hiện được từ 25 đến 39 chuyến bay). Bởi vậy tàu con thoi không bao giờ thực hiện được lời hứa về khả năng tiếp cận không gian với chi phí thấp.

2. Vấn đề an toàn

Trên thực tế, trong lịch sử từng có hai vụ tai nạn tàu con thoi, ngoài việc chúng ta bị mất 2 tàu con thoi đó thì nó còn cướp đi sinh mạng của 14 phi hành gia. Mặc dù tỷ lệ phóng thất bại của tàu con thoi cũng chỉ tương tự như tỷ lệ hỏng hóc của các phương tiện phóng khác, nhưng rủi ro này lại mang lại thiệt hại quá lớn về kinh tế. Bởi vậy điều này lại một lần nữa khiến cho công chúng mất hết niềm tin đối với tàu con thoi.


Lý do hủy bỏ chương trình là chi phí cao cho các nhiệm vụ và hai thảm kịch đã giết chết 14 phi hành gia: vụ nổ của Challenger khi phóng vào ngày 28 tháng 1 năm 1986 và thảm họa với Columbia, đã tan rã khi quay trở lại bầu khí quyển Trái đất vào năm 2003.

Trên thực tế có 3 loại tàu con thoi khác nhau. Tàu con thoi của Hoa Kỳ được tinh gọn để bay lên quỹ đạo của Trái đất và sau đó, động cơ cốt lõi của tàu con thoi sẽ được lắp đặt trên quỹ đạo để giảm chi phí bằng cách tái sử dụng động cơ chính.

Tàu con thoi Blizzard của Liên Xô về cơ bản hoàn toàn dựa vào tên lửa đẩy siêu năng lượng để mang nó lên bầu trời, không có động cơ chính trên quỹ đạo, thay vào đó nó chỉ có một động cơ điều động quỹ đạo nhỏ được sử dụng để thực hiện việc đưa vào quỹ và di chuyển. Nó là một tàu vũ trụ đa năng có người lái và có thể chở hàng hóa quy mô lớn, có thể được tái sử dụng.

Loại cuối cùng là tàu con thoi Hermes ở châu Âu, được đặt hoàn toàn trên đỉnh tên lửa và phóng vào không gian như tàu vũ trụ có người lái, phiên bản cuối cùng của nó sẽ loại bỏ hoàn toàn khoang tải và tập trung vào vai trò là tàu vũ trụ có người lái có thể tái sử dụng. Ngay cả cổng kết nối, khóa khí đi bộ ngoài không gian và các động cơ điều khiển quỹ đạo cũng được đặt trong một mô-đun tài nguyên phía sau có thể tháo rời và loại bỏ trước khi quay trở lại Trái đất.

Điểm chung của ba tàu con thoi này là chúng phóng thẳng đứng, sau đó có thể quay trở lại Trái đất và hạ cánh theo chiều ngang trên đường băng của sân bay.


    Nguồn: /

    Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

    Các ngành công nghệ

    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

    Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

    Các ngành công nghệ

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

    Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

    Các ngành công nghệ

    Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

    Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

    Các ngành công nghệ

    Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

    Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

    Các ngành công nghệ

    Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

    Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

    AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

    Các ngành công nghệ

    Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

    Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

    Các ngành công nghệ

    Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

    Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

    Các ngành công nghệ

    FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

    Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

    Các ngành công nghệ

    Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.