Danh sách bài viết

Vì sao tắc đường trên đỉnh Everest dễ khiến người leo núi mất mạng?

Cập nhật: 12/04/2021

Hàng dài người xếp hàng chờ lên đỉnh Everest. Ảnh: BBC.

Hàng dài người xếp hàng chờ lên đỉnh Everest. Ảnh: BBC.

Những hàng người dài dằng dặc chờ lên đỉnh núi Everest lạnh giá có thể góp phần dẫn tới cái chết của 7 nhà leo núi trong vòng một tuần. Đám đông chen nhau dẫn tới tình trạng tắc nghẽn vô cùng nguy hiểm.

Nihal Bagwan, nhà leo núi 27 tuổi người Ấn Độ, bị kẹt trong đám tắc nghẽn hơn 12 tiếng và kiệt sức, theo Keshav Paudel ở Peak Promotion, công ty chuyên tổ chức tour leo núi Everest. Các hướng dẫn viên người Sherpa phải dìu anh về khu trại số 4, nhưng Nihal đã trút hơi thở cuối cùng ở đó.

Kiệt sức là một nguy cơ mà mọi nhà leo núi đều phải đối mặt. Nhưng tại sao tình trạng ùn tắc ở đỉnh núi Everest lại khiến nhiều người mất mạng? Tắc nghẽn giao thông đồng nghĩa với việc mọi người phải trải qua nhiều thời gian hơn ở độ cao bất lợi cho cơ thể con người. Nếu họ muốn xuống núi do cảm thấy không khỏe, thời gian chờ áp dụng những biện pháp giúp cứu sống sinh mạng sẽ lâu hơn.

Núi Everest ở độ cao 8.848 m so với mực nước biển (núi cao nhất thế giới). Tuy nhiên, nhà leo núi có thể bắt đầu gặp phải chứng say độ cao hay còn gọi là say núi cấp tính (AMS) ở độ cao thấp hơn nhiều (2.500 m), theo tiến sĩ Andrew Luks, giáo sư Khoa phổi, hồi sức cấp cứu và y học giấc ngủ ở Trường Y thuộc Đại học Washington, Mỹ.

Say độ cao không gây chết người, nhưng các triệu chứng có thể làm nhà leo núi cảm thấy khó chịu. AMS ảnh hưởng tới 77% nhà leo núi ở độ cao từ 1.850 đến 5.895 m, Luke cho biết trong nghiên cứu công bố năm 2015 trên tạp chí Sinh lý học Ứng dụng. Các nhà leo núi mắc chứng AMS thường bị đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, hôn mê và mê sảng. Theo Luks, nhà leo núi có thể tránh AMS bằng cách leo núi từ từ sau khi đạt độ cao 3.000 m, không vận động quá sức và uống thuốc chống say.

Người gặp chứng AMS nên ngừng leo núi ngay lập tức. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm trong vòng 1 - 2 ngày, bệnh nhân cần xuống núi. Dạng nặng hơn của say độ cao gồm phù não độ cao lớn (HACE) và phù phổi độ cao lớn (HAPE). Hai hội chứng này rất hiếm gặp nhưng có thể gây chết người.

HACE ảnh hưởng tới chưa tới 1% nhà leo núi ở độ cao trên 2.987 m. Nhiều người mắc HACE lúc đầu cũng gặp chứng AMS. Sau khi bị phù não, họ có thể mất khả năng giữ thăng bằng hoặc phối hợp vận động, cảm thấy vô cùng mệt mỏi, thậm chí rơi vào hôn mê. Bệnh nhân HACE cần xuống núi nhanh hết mức có thể, dùng mặt nạ oxy, uống thuốc chống say hoặc nằm trong buồng bội áp di động.

Trong khi đó, HAPE ảnh hưởng tới 8% nhà leo núi ở độ cao từ 2.500 đến 5.500 m. Nếu dịch tích tụ trong phổi, nhà leo núi có thể di chuyển chậm hơn, bị ho, đôi khi ra đờm có bọt màu hồng.

Chứng tê cóng, hạ thân nhiệt và kiệt sức cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của nhà leo núi. Việc phải xếp hàng dài để leo núi và xuống núi chỉ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. "Một người càng mất nhiều thời gian hơn ở trên ngưỡng độ cao khiến họ say, nguy cơ họ gặp phải càng lớn hơn. Nếu người nào đó không thể xuống núi do hàng người kéo dài, họ sẽ khó được điều trị kịp thời", Luks nhấn mạnh.

Khi chờ đợi trong hàng, người leo núi không ăn uống hay ngủ nghỉ. Họ cũng dần sử dụng hết nguồn oxy quý giá nếu mang theo bình dưỡng khí và phải tiếp xúc với điều kiện lạnh giá.

Quyết tâm leo lên đỉnh núi cũng góp phần dẫn tới nguy cơ. "Những người này thường phải đầu tư lượng lớn thời gian và tiền bạc vào hành trình leo núi. Vào một ngày thời tiết đẹp, thật khó để thuyết phục họ quay về bởi hàng người quá dài", Luks giải thích.

An Khang (Theo Live Science)


Nguồn: /

Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

Các ngành công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

Các ngành công nghệ

Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

Các ngành công nghệ

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

Các ngành công nghệ

Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Các ngành công nghệ

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

Các ngành công nghệ

FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

Các ngành công nghệ

Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.