Danh sách bài viết

Vì sao thiên nhiên sản sinh ra nhiều loài côn trùng hút máu như vậy?

Cập nhật: 24/07/2023

Hãy nghĩ đơn giản về muỗi, muỗi vằn, ruồi… tại sao những loài vật hút máu này lại xuất hiện, ý nghĩa của chúng là gì? Từ nhiều góc độ, có vẻ như hầu hết những loài động vật hút máu này đều truyền bệnh và gây hại cho nhiều loài động vật khác.

Sự tiến hóa của côn trùng hút máu bắt đầu vào đầu kỷ Tam Điệp - Jura (Triassic-Jurassic). Vào thời điểm đó, những nhóm sinh vật họ ruồi và muỗi bắt đầu sinh sôi nảy nở. Vào kỷ Trias, loài muỗi bắt đầu tiến hóa thành phân họ muỗi nhà và phân họ Anopheles, và trong kỷ Jura, muỗi Anopheles và muỗi Aedes phân hóa. Bên cạnh đó, những loài rệp hút máu cũng phát triển vào thời điểm này.

Có hai giả thuyết chính về sự tiến hóa của côn trùng hút máu: giả thuyết ăn thực vật, giả thuyết ăn da chết.

 Hầu như tất cả chúng ta đều từng bị muỗi đốt trong đời.
Hầu như tất cả chúng ta đều từng bị muỗi đốt trong đời. Chúng gây ngứa ngáy, khó chịu, trầy da và nguy hiểm nhất là các loại bệnh truyền nhiễm có thể gây tử vong nhanh chóng.

Giả thuyết ăn thực vật tương ứng với muỗi. Muỗi ban đầu vẫn ăn thực vật, nhưng bắt đầu từ kỷ Jura, với sự xuất hiện và tiến hóa của thực vật hạt kín, một cuộc cách mạng trên cạn đã bắt đầu và động vật có vú máu nóng, khủng long và chim xuất hiện. Một số loài muỗi, sau khi tình cờ nhận được sự nuôi dưỡng của máu, bắt đầu chuyển sang hút máu.

Người ta thường chấp nhận rằng ký sinh trùng máu ở động vật chân đốt đã tăng ít nhất 6 lần trong kỷ Jura và kỷ Phấn trắng. Chúng hút máu thông qua miệng hút - bộ phận ban đầu được sinh ra để hút nhựa cây; bộ hàm cứng như kim này cũng là công cụ đắc lực để muỗi thích nghi với việc ăn máu.

Số người tử vong do muỗi đốt còn nhiều hơn dân cư ở các thành phố lớn
Mỗi năm, những vết muỗi đốt là nguyên nhân dẫn đến cái chết của khoảng 1 triệu người trên toàn thế giới. Số người tử vong do muỗi đốt còn nhiều hơn dân cư ở các thành phố lớn như Detroit hoặc Geneva. Nhiều người tuy sống sót nhưng vẫn bị mắc các di chứng nghiêm trọng theo họ đến suốt cuộc đời.

Trong Đại Trung sinh, côn trùng bắt đầu tiếp cận động vật có xương sống, có thể do chúng ăn trái cây và lá non của cây cùng lúc với những loài này, hoặc côn trùng bị thu hút bởi trái cây và hạt chứa trong tổ của động vật có xương sống.

Điều này cho phép côn trùng vô tình tiếp xúc và ăn máu chảy ra từ vết thương, sao đó tiến hóa để cố tình mở vết thương; theo thời gian, phần miệng của côn trùng tiếp tục phát triển, cho phép côn trùng loại bỏ vảy trên vết thương, mở vết thương cũ ra và kết quả là khả năng đâm xuyên vào da cũng như khiến cho những vết thương này khó đông máu hơn.

Rõ ràng là máu của động vật có xương sống có giá trị dinh dưỡng cao hơn và dễ tiêu hóa hơn nhựa của thực vật, bằng chứng là muỗi Aedes hút máu thường phát triển và sinh sản hơn so với muỗi hút nhựa cây.

Muỗi là loài côn trùng nguy hiểm nhất trên thế giới.
Muỗi là loài côn trùng nguy hiểm nhất trên thế giới. Một con muỗi duy nhất có thể làm lây nhiễm bệnh cho đến hơn 100 nạn nhân khác nhau.

Quá trình chuyển đổi từ ăn nhựa cây sang uống máu vẫn tồn tại trong thời hiện đại. Ví dụ điển hình là loài bướm đêm Spodoptera, chúng là một loài thuộc họ Noctuididae với chiếc mỏ sắc nhọn được cải tiến. Chiếc mỏ này được hầu hết các loài sống về đêm sử dụng để xuyên qua lớp vỏ bên ngoài của trái cây, nhưng bướm đêm Spodoptera lại sử dụng mỏ này để chọc thủng da của động vật có xương sống để hút máu.

Bướm đêm Spodoptera
Bướm đêm Spodoptera có chiều dài thân khoảng 20-25mm, sải cánh rộng từ 35-45mm. Loài bướm đêm này có thể sống trung bình từ 1-2 tuần tuỳ điều kiện thức ăn. Trung bình một con bướm cái có thể đẻ 300 trứng, nhưng nếu điều kiện thích hợp, chúng có thể đẻ từ 900-2000 trứng.

Giả thuyết ăn da chết tương ứng với các loài côn trùng khác không có cơ quan chích hút chuyên biệt. Những loài côn trùng này không thể hút máu trực tiếp nhưng lại phát triển thành côn trùng hút máu gián tiếp thông qua quá trình chung sống lâu dài với động vật có xương sống.

Tổ của động vật có xương sống thu hút côn trùng có lẽ vì môi trường ẩm ướt, ấm áp rất có lợi cho đại đa số côn trùng. Hơn nữa, lượng thức ăn dồi dào trong tổ của động vật có xương sống cũng có thể là nguyên nhân khiến nó thu hút côn trùng.

Psocoptera
Psocoptera
là một bộ côn trùng, Chúng xuất hiện đầu tiên vào kỷ Permi vào khoảng 295–248 triệu năm trước. Chúng được xem là nguyên thủy nhất trong nhóm paraneoptera. Tên của chúng xuất phát từ tiếng Hy Lạp ψῶχος, psokos nghĩa là gnawed hoặc rubbed và πτερά, ptera nghĩa là cánh

Ban đầu, côn trùng ăn phân, nấm và vô tình ăn phải các mảnh vụn hữu cơ như ác mảnh vụn da hoặc lôn trong tổ. Theo thời gian, điều này đã dẫn đến sự phát triển khả năng tiêu hóa các mảnh vụn hữu cơ và chúng cũng kiếm ăn trực tiếp từ cơ thể vật chủ.

Sự thích nghi về hình thái và hành vi đồng thời cho phép côn trùng phát triển những cơ miệng đặc biệt. Mặc dù những phần cơ này không được sử dụng như vòi hút của muỗi, nhưng nó có thể được dùng để xâm nhập vào lớp hạ bì để ăn máu của vật chủ. Sự tiến hóa từ ăn da sang hút máu lần đầu tiên được phát hiện ở các thành viên của phân loài rận gia cầm.

Rệp hút máu
Rệp hút máu sống nhờ hoàn toàn vào máu, đặc biệt là loài Cimex lectularius (rệp giường thông thường), là loài nổi tiếng nhất, là nó thích hút máu của con người.


Nguồn: /

Dùng AI để tạo ra các loại bia có hương vị hấp dẫn hơn

Các ngành công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giờ đây, các nhà khoa học đang muốn nhờ AI để giúp tạo ra những loại bia ngon hơn.

Trung Quốc tiến gần hơn chip lượng tử nhờ tạo ra nguồn sáng mới

Các ngành công nghệ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng loại chất bán dẫn thông thường để tạo ra nguồn sáng lượng tử - thành phần quan trọng để chế tạo chip lượng tử.

Robot thụ phấn 6 tay hoạt động trong nhà kính

Các ngành công nghệ

Nhờ có 6 cánh tay, robot Stickbug có thể thụ phấn cho nhiều bông hoa cùng lúc với tốc độ 1,5 lần thụ phấn mỗi phút.

Tốc độ 6G trong thử nghiệm mới - nhanh hơn 500 lần so với 5G

Các ngành công nghệ

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Robot hình người đa năng tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc

Các ngành công nghệ

Robot hình người Tiangong cao 1,63 m và nặng 43 kg trình làng tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh hôm 27/4.

Tạo ra quần áo, túi xách có thể sạc điện thoại

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa giới thiệu loại túi xách và vải có thể sạc điện thoại vô cùng tiện lợi.

AI phát hiện 3 bệnh ung thư nguy hiểm chỉ với một giọt máu khô

Các ngành công nghệ

Một công cụ mới, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), có thể phát hiện 3 loại ung thư nguy hiểm nhất trong vòng vài phút, chỉ cần một giọt máu khô.

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển phương pháp sản xuất nhanh kim cương trong 150 phút

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học phát triển quy trình sản xuất kim cương nhân tạo với kim loại lỏng ở mức nhiệt khoảng 1.000 độ C và áp suất thấp.

Thiết bị sản xuất điện nhiệt hạch đạt nhiệt độ 37 triệu độ C

Các ngành công nghệ

FuZe là thiết bị nhỏ giá rẻ có thể đạt nhiệt độ năng lượng nhiệt hạch nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu điện của con người trong tương lai.

Google Maps sắp có tính năng mới siêu hữu ích, không còn lo đi lạc dù đi vào vùng mất sóng

Các ngành công nghệ

Với tính năng mới này, người dùng sẽ luôn biết vị trí của mình, không cần lo sợ đi lạc khi mất mạng di động hay đi vào những vùng mất sóng.