Danh sách bài viết

Việt Nam dành 18% tổng chi ngân sách cho giáo dục

Cập nhật: 21/10/2022

Theo Luật giáo dục 2019, ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Ngân sách nhà nước cần dành tối thiểu 20% tổng chi cho giáo dục, đào tạo.

Tại hội thảo công bố Báo cáo phân tích ngành Giáo dục Việt Năm năm 2011-2020, GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cho biết mức đầu tư cho giáo dục có xu hướng tăng đều trong từng năm của giai đoạn 2011-2020, trung bình đạt khoảng 17-18%, có năm gần 19%. So với Mỹ (13%), Indonesia (17,5%), Singapore (19,9%) và nhiều quốc gia khác, mức chi ngân sách nhà nước cho giáo dục của Việt Nam không thấp.

Tính theo tỷ lệ GDP (tổng sản phẩm quốc nội), mức chi tiêu cho giáo dục của Việt Nam tương đương 4,9% GDP, chỉ kém Malaysia 5%, còn cao hơn các nước khác trong ASEAN gồm Campuchia 1,9%, Singapore 2,9%, Lào 3,3%.

"Dù vậy, mức chi cho giáo dục chưa đạt 20% tổng chi ngân sách mà Luật Giáo dục 2019 đã đề ra. Bên cạnh đó, con số phần trăm nghe thì cao, nhưng khi quy về số tuyệt đối thì thấp", ông Vinh nói.

Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng sau khi Covid-19 xuất hiện, vấn đề này sẽ nghiêm trọng hơn bởi dịch bệnh tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Theo ông, có thể mức chi cho giáo dục vẫn đạt 18-19% ngân sách, nhưng con số tuyệt đối có thể giảm và hệ quả của việc giảm chi ngân sách sẽ được nhìn rõ vào cuối giai đoạn 2021-2030.

Theo GS Vinh, hệ thống phân quyền quản lý cho địa phương khiến Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp nhiều khó khăn trong quản lý nguồn nhân lực và chi ngân sách nhà nước.

Thực tế, khoảng 50% tỉnh, thành đảm bảo tỷ lệ chi thường xuyên cho hoạt động chuyên môn. Một số địa phương chi cho hoạt động chuyên môn trên 20% như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên và TP Hồ Chí Minh. Ngược lại, những địa phương chỉ đảm bảo tỷ lệ chi cho hoạt động chuyên môn dưới 10% như Hà Giang (4%), Tuyên Quang (3%), Sơn La (9%), Hòa Bình (6%) và Sóc Trăng (6%).

GS.TS Phạm Quang Trung, Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục, tại hội thảo công bố Báo cáo phân tích ngành Giáo dục Việt Năm năm 2011-2020, được tổ chức tại Hà Nội, sáng 8/8. Ảnh: Duy Phương

GS.TS Phạm Quang Trung, Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục, tại hội thảo công bố Báo cáo phân tích ngành Giáo dục Việt Năm năm 2011-2020, được tổ chức tại Hà Nội, sáng 8/8. Ảnh: Duy Phương

Mức chi cho giáo dục tại Việt Nam chưa đạt 20% như chỉ tiêu đề ra, nhưng nhìn tại khía cạnh tích cực, GS.TS Phạm Quang Trung, Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục, cho rằng so với tiềm lực của Việt Nam trước kia và cả hiện nay, nhìn chung "chúng ta đang làm khá tốt trong khả năng của mình".

Ông Trung lấy dẫn chứng thu nhập bình quân đầu người năm 2020 của Việt Nam là 2.785 USD, đứng thứ 6 ASEAN và hơn 100 thế giới. Trong khi đó, Philippines 3.193 USD, Thái Lan 7,900 và Malaysia 10.402, gấp 2-3 lần thu nhập của người Việt Nam. "GDP bình quân đầu người của chúng ta thấp, mà mức chi cho giáo dục vẫn đạt như vậy, tôi cho rằng là rất tốt", ông Trung nói.

Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục nhận định muốn giáo dục Việt Nam phát triển mạnh, các giải pháp trước hết cần đảm bảo yếu tố khả thi. "Việc đặt mục tiêu 1-2 năm nữa bằng Singapore, nói luôn là không làm được. Còn nếu nói 15 năm tới, Việt Nam phấn đấu bằng Singapore bây giờ thì có thể", ông Trung bày tỏ và cho rằng cơ chế quản lý vĩ mô cần thay đổi mạnh để nền giáo dục chuyển mình.

Thanh Hằng - Duy Phương


Nguồn: /

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?