Danh sách bài viết

VIMO lo bị các hình thức thanh toán điện tử xuyên biên giới “chui” gây ảnh hưởng xấu

Cập nhật: 21/09/2020

Trước việc gần đây xuất hiện một số doanh nghiệp Trung Quốc chuyển tiền kinh doanh qua POS trái phép ra nước ngoài, VIMO lo ngại các hình thức thanh toán điện tử xuyên biên giới hợp pháp như VIMO cung cấp sẽ bị đánh đồng, ảnh hưởng xấu.
 

VIMO lo bị các hình thức thanh toán điện tử xuyên biên giới “chui” gây ảnh hưởng xấu

Theo đại diện VIMO, bằng việc triển khai ứng dụng công nghệ hợp tác với  các đối tác Trung Quốc, VIMO đang góp phần tăng 30-50% doanh thu bán hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam, giúp kích thích mạnh nhu cầu tiêu dùng từ khách du lịch vì không phải mang theo nhiều tiền mặt (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông phản ánh hiện tượng một số cửa hàng tại Việt Nam sử dụng máy POS thanh toán thẻ và QR-Code của Trung Quốc tại Việt Nam, gây quan ngại thất thu thuế và mất kiểm soát giao dịch ngoại tệ trên lãnh thổ nước ta liên quan đến khách du lịch Trung Quốc. Đơn cử như, vào trung tuần tháng 5/2018, tại Hạ Long, Quảng Ninh, lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 200.000 Nhân dân tệ (NDT), tương đương 700 triệu đồng đã được chuyển thẳng ra nước ngoài qua máy POS mà không qua bất cứ một hệ thống ngân hàng hay tổ chức trung gian thanh toán nào của Việt Nam.

Lo ngại việc bị hiểu nhầm, đánh đồng với các hình thức thanh toán điện tử xuyên biên giới bất hợp pháp do một số doanh nhân Trung Quốc hoạt động trái phép trên lãnh thổ Việt Nam làm “chui”, Công ty cổ phần Công nghệ Vi Mô (VIMO) - đơn vị thành viên của NextTech Group vừa có văn bản gửi Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan hữu quan liên quan để thông tin rõ hơn về dịch vụ thanh toán điện tử xuyên biên giới cho khách du lịch của Ví điện tử VIMO.

Nhấn mạnh sự cần thiết của phương thức thanh toán điện tử xuyên biên giới, ông Đỗ Công  Diễn – Tổng giám đốc VIMO phân tích, theo thống kê từ Tổng cục Du lịch, trong 4 tháng đầu năm 2018, khách du lịch đến từ Trung Quốc đạt gần 1,8 triệu lượt, khách Hàn Quốc đạt gần 1,2 triệu lượt; tăng 39,7% và 67,3% so với cùng kỳ năm 2017; chiếm gần 60% tổng thị trường du lịch in-bound tại nước ta.

“Một chuyên gia về du lịch đã từng thẳng thắn phát biểu trên báo chí rằng: khách du lịch đến từ 2 thị trường Châu Á trọng điểm này thực ra là khách chi tiêu nhiều nhất, thậm chí là khách "sộp". Tuy nhiên do hình thức thanh toán chưa thuận tiện nên chưa kích thích tối đa túi tiền chi tiêu của họ, thậm chí đã xảy ra những tiêu cực trái pháp luật như: thanh toán bằng ngoại tệ, sử dụng trái phép máy PoS nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam...”, ông Diễn thông tin.

Ông Diễn cũng cho hay, hình thức thanh toán được sử dụng thường xuyên nhất tại các quốc gia nói trên không phải là tiền mặt hay thẻ ngân hàng, mà là thông qua Ví điện tử trên điện thoại di động do các Công ty trung gian thanh toán hoặc Ngân hàng thương mại tại quốc gia đó phát hành, trong đó Alipay và Wechat Pay là phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nonghuyp Bank và Kakao Pay là phổ biến nhất tại Hàn Quốc.

Cũng giống như các loại thẻ ngân hàng như Visa, MasterCard hay CUP, việc chấp nhận các hình thức thanh toán điện tử phổ biến tại quê nhà của khách hàng khi đến du lịch tại Việt Nam giúp kích thích tiêu dùng và doanh thu cho các doanh nghiệp Việt Nam, mang lại ngoại tệ cho đất nước, hỗ trợ nhà nước quản lý tốt dòng tiền chi tiêu của khách du lịch và doanh thu của các doanh nghiệp.

Công văn của VIMO nêu rõ, hiện nay thanh toán điện tử xuyên biên giới đã phổ biến khắp thế giới, đặc biệt những nơi có dấu chân của khách du lịch Trung Quốc và Hàn Quốc. Cụ thể, Ingenico hợp tác với Alipay phát triển thanh toán điện tử xuyên biên giới tại châu Âu. Tương tự, tại các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines và Indonesia đều phổ biến việc chấp nhận thanh toán Alipay và Wechat Pay cho khách Trung Quốc khi đến du lịch tại địa phương.

VIMO lo bị các hình thức thanh toán điện tử xuyên biên giới “chui” gây ảnh hưởng xấu

VIMO đã kýhợp tác với cả Alipay và Wechat Pay (không có vốn góp cổ phần) để triển khai chấp nhận thanh toán điện tử xuyên biên giới bằng Ví điện tử cho du khách Trung Quốc, Hàn Quốc khi đến du lịch và thanh toán tại các đơn vị bán hàng ở Việt Nam (Trong ảnh: Một cửa hàng tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất treo biển chấp nhận thanh toán cho du khách nước ngoài)

Giải thích rõ về mô hình hợp tác thanh toán điện tử xuyên biên giới đang được VIMO triển khai cùng WeChat và Alipay, ông Diễn cho biết, là công ty đầu tiên và duy nhất hiện nay ký kết hợp tác với cả Alipay và Wechat Pay (không có vốn góp cổ phần) để triển khai chấp nhận thanh toán điện tử xuyên biên giới bằng Ví điện tử cho khách du lịch Trung Quốc và Hàn Quốc khi đến du lịch và thanh toán tại các đơn vị bán hàng tại Việt Nam. Hồ sơ về hợp tác này đã được VIMO báo cáo, gửi lên Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, với hợp tác nêu trên, khi khách du lịch dùng ứng dụng Ví điện tử nước ngoài để thanh toán, VIMO sẽ thông báo cho Công ty Ví điện tử nước ngoài trừ tiền của khách hàng, sau đó ghi có vào Ví điện tử VIMO của người bán tại Việt Nam bằng tiền VNĐ theo đúng các quy định pháp luật. “Bằng việc triển khai ứng dụng công nghệ này, VIMO đang góp phần tăng 30-50% doanh thu bán hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam nhờ hình thức thanh toán điện tử tiện lợi, giúp kích thích mạnh nhu cầu tiêu dùng từ khách du lịch vì không phải mang theo nhiều tiền mặt. Đến kỳ đối soát, Công ty Ví điện tử ở nước ngoài sẽ chuyển tiền thanh toán về ngân hàng thanh toán của VIMO tại Việt Nam, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho nước ta”, đại diện VIMO chia sẻ.

VIMO lo bị các hình thức thanh toán điện tử xuyên biên giới “chui” gây ảnh hưởng xấu

Các cửa hàng có dán/đặt POSM nhận diện thương hiệu thanh toán Wechat Pay (hoặc Alipay) cung cấp bởi VIMO.

VIMO lo bị các hình thức thanh toán điện tử xuyên biên giới “chui” gây ảnh hưởng xấu

Các cửa hàng sử dụng ứng dụng di động VIMO Merchant để thao tác nhận thanh toán từ khách du lịch nước ngoài.

Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo VIMO cũng cho hay, song song với hoạt động phát triển thanh toán điện tử xuyên biên giới lành mạnh, gần đây xuất hiện một số doanh nghiệp có chủ người Trung Quốc đang sử dụng máy POS thanh toán hoặc Ví điện tử phát hành tại Trung Quốc nhận thanh toán bằng tiền NDT từ khách du lịch khi đang kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Hành vi này vi phạm nghiêm trọng pháp luật nước ta, bởi lẽ: niêm yết giá và thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam; và dòng tiền chảy từ thẻ ngân hàng hoặc Ví điện tử của người mua sang thẳng Ví điện tử hoặc tài khoản ngân hàng của người bán ngay tại Trung Quốc chứ không về Việt Nam, dẫn đến nhà nước không quản lý được giao dịch và thất thu thuế”, đại diện VIMO phân tích.

Với việc giải thích, phân biệt rõ hình thức thanh toán điện tử xuyên biên giới hợp pháp đang được VIMO cung cấp với các hình thức bất hợp pháp do các doanh nhân Trung Quốc hoạt động trái phép trên lãnh thổ Việt Nam làm “chui”, VIMO đã chính thức đề nghị Ngân hàng Nhà nước và cơ quan hữu trách hỗ trợ, ủng hộ VIMO đẩy lùi vấn nạn thanh toán điện tử phi pháp, góp phần lành mạnh hoá và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng và ngành du lịch tại Việt Nam nói chung.

Theo ictnews

Nguồn: / 0

Nếu chip cấy não của Elon Musk thực hiện hành động có hại, người hay máy sẽ phải chịu trách nhiệm?

Các ngành công nghệ

Từ năm 1999, hai triết gia người Úc và người Anh nêu lên một thí nghiệm giả định về não bộ. Năm 2024, giả thuyết trở thành hiện thực.

Trung Quốc hướng tới tàu ngầm laser di chuyển với tốc độ âm thanh

Các ngành công nghệ

Trung Quốc dường như đang vạch ra những chân trời mới bằng việc phát triển tàu ngầm chạy bằng công nghệ laser.

Robot hình người đang hoạt động trong nhà máy của Tesla như thế nào?

Các ngành công nghệ

Optimus, được giới thiệu lần đầu tiên bởi Tesla vào năm 2021, là một robot hình người có tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp tự động hóa.

Mẫu máy bay siêu thanh bay nhanh hơn Concorde

Các ngành công nghệ

Máy bay XB-70 Valkyrie tốc độ 3.218 km/h của Không quân Mỹ đã truyền cảm hứng thiết kế cho máy bay siêu thanh dân sự sau này là Concorde và Tupolev Tu-144.

Drone biến thành phao cứu người khi đáp xuống nước

Các ngành công nghệ

Drone TY-3R có thể giúp hai người lớn nổi trên mặt nước, có phạm vi liên lạc 1,1km và hoạt động được 10 phút sau một lần sạc.

Trung Quốc tạo ra loại “pin nước” mạnh gần gấp đôi pin lithium nhưng giá… không đổi

Các ngành công nghệ

Loại pin nước mới được kì vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành xe điện tương lai.

Pin sạc siêu nhanh đầu tiên trên thế giới cho eVTOL

Các ngành công nghệ

Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

Lưới điện thông minh ngăn chặn mất điện

Các ngành công nghệ

Chattanooga, Tennessee, là một trong những nơi có lưới điện tiên tiến nhất ở Mỹ, có thể tự khắc phục sự cố và phục hồi cung cấp điện trong vòng vài giây.

Giải đua xe AI thách thức giới hạn công nghệ tự lái

Các ngành công nghệ

Giải đua xe tự động Autonomous Racing League (A2RL) diễn ra trên đường đua Yas Marina ở Abu Dhabi với chiến thắng thuộc về đội đua đến từ Đại học Kỹ thuật Munich (TUM).

Công chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do AI viết kịch bản

Các ngành công nghệ

Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.