Danh sách bài viết

Xét tuyển ĐH bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế: Có bất công, nhưng vẫn phải làm?

Cập nhật: 24/02/2024

Xét tuyển ĐH bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế: Có bất công, nhưng vẫn phải làm?- Ảnh 1.

ĐÀO NGỌC THẠCH

Trong những mùa tuyển sinh gần đây, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEFL bỗng nổi lên như một yêu cầu quan trọng để được ưu tiên xét vào một số trường,ngành "hot" như: Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Y dược TP.HCM, các trường thành viên của hai ĐH quốc gia. Điều này đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều, một bên cho rằng làm như vậy là tạo ra sự bất công trong tuyển sinh, bên kia cho rằng trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay mà không sử dụng được ngoại ngữ thì cũng chẳng khác gì mù chữ. Cuộc tranh luận cho đến nay dường như đang đi vào chỗ bế tắc, khi lập luận của bên nào cũng hết sức hợp lý.

Phản đối không ít, ủng hộ nhiều không kém

Lý do để phản đối cách làm này tất nhiên là không ít. Trong điều kiện của Việt Nam ngày nay, chất lượng dạy học ngoại ngữ cũng như cơ hội tiếp cận và sử dụng ngoại ngữ của học sinh ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa luôn thấp hơn so với những thành phố lớn. Không những thế, do sự chênh lệch về điều kiện kinh tế, học sinh của các khu vực này cũng khó khăn hơn trong việc tham gia các lớp học thêm và luyện thi để có thể đạt các chứng chỉ quốc tế. Đó là chưa nói đến những ý kiến cho rằng việc các trường ĐH của Việt Nam dùng một chứng chỉ quốc tế với mục tiêu khác hơn mục tiêu của môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT dường như có gì đó chưa hoàn toàn hợp lý.

Nhưng những lý do để ủng hộ cũng nhiều không kém, mà ngẫm ra có vẻ còn thuyết phục hơn. Đành rằng việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển ĐH có thể tạo ra sự bất công cho học sinh ở vùng sâu vùng xa nhưng cũng không thể phủ nhận rằng tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực. Và phải thừa nhận rằng trình độ tiếng Anh của người Việt Nam nói chung vẫn còn là một hạn chế, làm cản trở nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn của đất nước.

Vì vậy, việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển chắc chắn sẽ tạo ra những mặt tích cực nhất định. Thúc đẩy việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên. Những sinh viên đại học có trình độ ngoại ngữ tốt sẽ dễ dàng tiếp cận các nguồn tài liệu học tập quốc tế, giúp các em tự tin hơn trong học tập và nghiên cứu. Góp phần đào tạo một đội ngũ nhân lực có chất lượng, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Nguồn nhân lực này sẽ là lực lượng nòng cốt giúp Việt Nam có thể cạnh tranh trong môi trường toàn cầu.

Xét tuyển ĐH bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế: Có bất công, nhưng vẫn phải làm?- Ảnh 2.

NHẬT THỊNH


Giải pháp đi kèm để đảm bảo công bằng

Trên thực tế, nhiều quốc gia khác cũng sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển ĐH như Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc. Tuy nhiên, họ có những giải pháp đi kèm để đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh. Chẳng hạn, cung cấp học bổng tiếng Anh cho học sinh vùng sâu vùng xa, hỗ trợ các em trong việc học tập và luyện thi chứng chỉ ngoại ngữ. Tổ chức các lớp học ngoại ngữ miễn phí, giúp các em có cơ hội tiếp cận tiếng Anh một cách bình đẳng.

Đó còn là đa dạng hóa phương thức xét tuyển. Bên cạnh chứng chỉ ngoại ngữ, các trường ĐH cũng đưa thêm nhiều yếu tố ưu tiên khác như hoạt động xã hội, tài năng thể thao, âm nhạc, hội họa - là điều mà Việt Nam cũng đang thực hiện, nhưng có lẽ cần đẩy mạnh hơn nữa.

Cá nhân tôi ủng hộ việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển ĐH vì đây là xu thế tất yếu, nhưng cần có những giải pháp đi kèm để đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh. Nhà nước cần quan tâm đầu tư vào việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở vùng sâu vùng xa, đồng thời có những chính sách hỗ trợ học sinh ở các khu vực này để các em có cơ hội tiếp cận tiếng Anh một cách bình đẳng.

IELTS trong tuyển sinh ĐH Một chứng chỉ, mỗi trường quy đổi một kiểu

Có như vậy, việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế để xét tuyển đại học mới thực sự công bằng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nước.


Nguồn: / Theo Thanhnien

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý các mục liên quan xét tuyển ĐH

Giáo dục và đào tạo

Thí sinh đã trải qua những ngày đầu tiên của đợt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Chỉ trong ngày đầu tiên, Hệ thống quản lý thi của Bộ GD-ĐT đã ghi nhận có trên 196.000...

SV ĐH Duy Tân giành giải nhì, ba tại Ngày hội Ngôn ngữ Văn hóa Hàn 2024

Giáo dục và đào tạo

Nổi trội trong nhiều lĩnh vực nói, viết, hát tiếng Hàn và nhảy Kpop, sinh viên Khoa Tiếng Hàn của Trường Ngôn ngữ - Xã hội nhân văn (LHSS), thuộc Trường đại học (ĐH) Duy Tân đã...

Chỉ 11% người lao động Việt Nam hài lòng về ý nghĩa công việc hiện tại

Giáo dục và đào tạo

Kết quả của một khảo sát mới công bố cho thấy 99% người lao động Việt Nam nghĩ rằng việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc thực sự quan trọng đối với họ. Đáng chú ý, chỉ 11% hài lòng...

Tuyển sinh đại học: Thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất

Giáo dục và đào tạo

Trong hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT mới ban hành, bộ này tiếp tục nhấn mạnh, nếu trúng tuyển thì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng...

Thi tốt nghiệp THPT: Trường hợp nào được miễn thi ngoại ngữ vẫn cần đăng ký thi?

Giáo dục và đào tạo

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định được miễn thi và được tính điểm 10 môn ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp THPT. Dù vậy, thí sinh vẫn...

Phó thủ tướng: Nhân lực là bài toán quyết định trong phát triển công nghiệp bán dẫn

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để phát triển nền công nghiệp bán dẫn, chúng ta cần phải chạy đua với thời gian, bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao có tính quyết định...

ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học, có người công bố 115 bài báo

Giáo dục và đào tạo

Sau hơn 2 tháng thực hiện công tác tuyển dụng, ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được 14 nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành. Trong đó, có ứng viên từng công bố 115...

Đào tạo qua E-learning có ‘lỗi thời’ đối với nhân sự trẻ?

Giáo dục và đào tạo

Trong thời đại của thông tin nhanh và sự phổ biến của video ngắn, việc yêu cầu nhân sự Gen Z tham gia những khóa học trực tuyến dài hàng chục phút có thể gây lãng phí...

Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ

Giáo dục và đào tạo

Trận giông lốc chiều tối qua đã thổi bay mái của 6 phòng học nên sáng nay (3.5) toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 (Thừa Thiên-Huế) phải tạm nghỉ học.

Trẻ mầm non, tiểu học có học bù thứ 7 không?

Giáo dục và đào tạo

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 dài 5 ngày liên tục, các trường mầm non, tiểu học ở TP.HCM tổ chức dạy bù, cho học sinh học bù vào thứ bảy (4.5) không?