Danh sách bài viết

145 câu trắc nghiệm chuyên đề đột biến gen luyện thi THPT Quốc gia ( Phần 2 )

Cập nhật: 21/08/2020

1.

Một gen dài 3060A0 , 1 mạch của gen có 250 nu loại A và 100 nu loại T , gen bị đột biến mất một cặp G-X , số liên kết hidro của gen sau đột biến là:

A:

2352

B:

2347

C:

2374

D:

2350

Đáp án: B

Tổng số nucleotide của gen (3060 :3,4 )× 2 = 1800 nucleotide. A =A1 +T1 = 250 +100 = 350 → G = 550. Gen bị đột biến mất 1 cặp G-X → Số nucleotide của gen ĐB A =T = 350, G = X = 549 Số liên kết hidro 2 × 350 + 3× 549 = 2347

2.

Gen bình thường có 600A và 900G, đột biến gen dạng thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X, số nuclêôtít từng loại của gen đột biến là:

A:

599A và 901G

B:

601A và 899G

C:

600A và 901G

D:

599A và 900G

Đáp án: A

Gen có 600A và 900G → Đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X Số nucleotide từng loại của gen đột biến : A =T =599 ; G =X = 901

3.

Nội dung đúng khi nói về đột biến điểm là

A:

Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hoá.

B:

Trong các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là gây hại trầm trọng nhất.

C:

Trong các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là ít gây hại nhất.

D:

Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen.

Đáp án: C

4.

Trong quá trình tái bản ADN, người ta bổ sung vào môi trường một lượng 5-brôm uraxin vừa đủ. Kiểm tra sản phẩm thì thấy trên gen xuất hiện cặp A-5BU. Đó là giai đoạn:

A:

tiền đột biếnsau đột biến

B:

sau đột biến

C:

đã đột biến

D:

chưa đột biến.

Đáp án: A

5-BU gây đột biến thay thế cặp A-T bằng G-X,tuy nhiên phải qua 3 lần nhân đôi thì mới xuất hiện gen đột biến còn trong quá trình 3 lần nhân đôi đó người ta gọi là tiền đột biến

5.

Đột biến mất một cặp Nu trên gen có thể do:

A:

acridin chèn vào mạch khuôn của gen ban đầu.

B:

acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp ADN

C:

acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp ARN

D:

5Brôm-Uraxin tác động vào mạch khuôn

Đáp án: B

Hóa chất 5 BU sẽ gây nên đột biến thay thế cặp nucleotide. Acridin chèn vào mạch khuôn sẽ gây đột biến thêm cặp nucleotide, còn acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp sẽ gây đột biến mất 1 cặp nucleotide.

6.

Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng số lượng liên kết hiđrô trong gen thay đổi?

A:

Thêm 1 cặp Nu

B:

Mất 1 cặp Nu

C:

Thay thế cặp Nu cùng loại

D:

Thay thế cặp Nu khác loại

Đáp án: D

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotide. Đột biến điểm liên quan tới 1 cặp nucleotide. Đột biến điểm gồm có các dạng: mất 1 cặp nucleotide, thêm 1 cặp nucleotide, thay thế 1 cặp nucleotide. Trong đó: đột biến mất và thêm một cặp nucleotide làm thay đổi chiều dài của gen; đột biến thay thế cặp nucleotide không làm thay đổi chiều dài của gen. Đột biến thay thế cặp nucleotide: nếu thay thế cùng loại (A-T thay bằng T-A) thì không làm thay đổi số liên kết hidro của gen/ còn đột biến thay thế khác loại (A-T thành G-X, G-X tành T-A) thì làm thay đổi số liên kết hidro của gen: + Đột biến A -T thay bằng G- X → tăng 1 liên kết hidro. + Đột biến G -X thay bằng A -T → giảm 1 liên kết hidro.

7.

Đột biến giao tử là đột biến phát sinh:

A:

Trong quá trình nguyên phân ở một tế bào sinh dưỡng.

B:

Trong quá trình giảm phân ở một tế bào sinh dục.

C:

Ở giai đoạn phân hoá tế bào thành mô.

D:

Ở trong phôi.

Đáp án: B

Có các loại đột biến như: Đột biến giao tử, đột biến tiền phôi, đột biến xoma... + Đột biến giao tử là đột biến trong quá trình hình thành giao tử ( quá trình giảm phân ở một tế bào sinh dục)

+ Đột biến tiền phôi là đột biến xảy ra trong nguyên phân của hợp tử giai đoạn 2 - 8 tế bào. + Đột biến xoma là đột biến xảy ra trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng, nếu là đột biến trội thì hình thành ở một mô và tạo thành thể khảm.

8.

Đột biến xôma chỉ được di truyền qua

A:

sinh sản vô tính nếu nó là đột biến là lặn.

B:

sinh sản hữu tính nếu nó là đột biến là trội.

C:

sinh sản vô tính.

D:

sinh sản hữu tính.

Đáp án: C

đột biến xôma xảy ra ở tế bào xôma,tế bào xôma không tham gia vào quá trình giảm phân do đó ở loài sinh sản hữu tính thì đột biến xôma không được di truyền; đột biến có được di truyền hay không không phụ thuộc nó là trội hay lặn

9.

Một gen ở nhân sơ có chiều dài 4080A0 và có 3075 liên kết hiđrô.Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liênkết hiđrô.Khi gen đột biến này tự nhân đôi một lần thì số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là:

A:

A = T = 524 ; G = X = 676

B:

A = T = 526 ; G = X = 674

C:

A = T = 676 ; G = X = 524

D:

A = T = 674; G = X = 526

Đáp án: B

Tổng số nucleotide (4080 : 3,4 )× 2 = 2400 Ta có A + G = 1200; 2A + 3G = 3075 → A = 525, G = 765 Gen đột biến chiều dài không đổi → đột biến dạng thay thế cặp nucleotide. Gen bị đột biến giảm 1 liên kết hidro → đột biến dạng thay thế cặp G-X bằng cặp A-T → số nucleotide của gen ĐB A = 526, G = 674

10.

Một phân tử ADN đang trong quá trình nhân đôi, nếu có một phân tử acridin chèn vào mạch khuôn thì sẽ phát sinh đột biến dạng:

A:

thêm một cặp nuclêôtit

B:

thay thế cặp A-T bằng cặp G-X

C:

thay thế cặp G-X bằng cặp A-T

D:

mất một cặp nuclêôtit

Đáp án: A

Acridin là hóa chất gây đột biến thêm hoặc mất 1 cặp nucleotide. Nếu acridin chèn vào mạch khuôn gây đột biến thêm còn acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp thì gây đột biến mất 1 cặp nucleotide

11.

Gen dài 3060 A0, có tỉ lệ A= 3/7 G. Sau đột biến, chiều dài gen không thay đổi và có tỉ lệ: A/ G ≈ 42,18%. Số liên kết hiđrô của gen đột biến là:

A:

2427

B:

2430

C:

2433

D:

2070

Đáp án: C

Tổng nucleotide của gen 3060:3,4 × 2 = 1800 Ta có A/G =3/7= 42,86% và A + G = 900 → A = 270, G = 630 Số liên kết hidro của gen đột biến: 270 × 2 + 630 × 3 =2430 Tỷ lệ A/G =42,18 giảm so với tỷ lệ ban đầu nên A sẽ giảm còn G sẽ tăng. Dạng đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X vậy số liên kết hidro sẽ tăng

12.

Gen c ó A= 480 nucleôtit và có T= 20% tổng số nuclêôtit của gen. Sau đột biến gen có 120 chu kì xoắn và hơn gen bình thường 1 liên kết hiđrô. Đột biến thuộc dạng nào?

A:

Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G- X

B:

Thêm 1 cặp G- X

C:

Thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-TThêm 1 cặp G- X

D:

Thêm 1 cặp A- T

Đáp án: A

A=T=480 => số Nu của gen=480/20%=2400 => gen có 2400/20=120 chu kì xoắn gen đột biến có số Nu bằng số Nu gen ban đầu và hơn gen bình thường 1 liên kết hidro => thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-x

13.

Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là :

A:

A = T = 720 ; G = X = 480.

B:

A = T = 721 ; G = X = 479.

C:

A = T = 419 ; G = X = 721.

D:

A = T = 719 ; G = X = 481

Đáp án: D

Tổng số nucleotide của gen (4080: 3,4)× 2 = 2400 Ta có A/G = 3/2 ; A + G = 1200. Giải ra ta có A = T = 720, G = X = 480. Gen bị bột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X → Số nucleotide của gen đột biến sẽ là A = T = 719, G = X = 481.

14.

Chất Acridin chèn vào mạch khuôn cũ của ADN thì đột biến xảy ra với phân tử ADN được tổng hợp là:

A:

Mất 1 cặp Nucleotit

B:

Thêm 1 cặp Nucleotit

C:

Thay thế 1 cặp Nucleotit

D:

Đảo vị trí 1 cặp Nucleotit

Đáp án: B

15.

Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào :

A:

Đột biến đó là trội hay lặn

B:

Tổ hợp gen mang đột biến đó.

C:

Cá thể mang đột biến đó là đực hay cái.

D:

Thời điểm phát sinh đột biến.

Đáp án: B

Nguồn: /