Danh sách bài viết

15 câu Trắc nghiệm ôn tập kiến thức Sinh học 11

Cập nhật: 10/08/2020

1.

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

A:

Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong.

B:

Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.

C:

Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

D:

Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.

Đáp án: A

2.

Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài Raphanus 2n = 18) tạo ra cây lai khác loài, hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số lượng nhiễm sắc thể làm tăng gấp đôi nhiễm sắc thể tạo thành các thể song nhị bội. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với các thể song nhị bội này?

1. Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu
2. Trong tế bào sinh dưỡng, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể tương đồng
3. Có khả năng sinh sản hữu tính

Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen

A:

2

B:

3

C:

4

D:

1

Đáp án: A

3.

Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là 

A:

phân bố ngẫu nhiên

B:

phân bố theo nhóm

C:

phân bố theo chiều thẳng đứng

D:

phân bố đồng đều

Đáp án: B

4.

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chín muộn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho cây thân cao, chín sớm (cây Q) lai với cây thân thấp, chín muộn, thu được F1 gồm 160 cây thân cao, chín sớm; 160 cây thân thấp, chín muộn; 40 cây thân cao, chín muộn; 40 cây thân thấp, chín sớm. Kiểu gen của cây Q và tần số hoán vị gen là

A:

Ab aB và 20%

B:

AB ab và 20%

C:

AB ab và 40%

D:

Ab aB và 40%

Đáp án: B

5.

Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn 

A:

trước phiên mã

B:

sau dịch mã

C:

dịch mã

D:

phiên mã

Đáp án: D

6.

Theo Thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hoá nhỏ là quá trình 

A:

biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới.

B:

duy trì ổn định thành phần kiểu gen của quần thể. 

C:

củng cố ngẫu nhiên những alen trung tính trong quần thể. 

D:

hình thành các nhóm phân loại trên loài. 

Đáp án: A

7.

Điểm bão hoà CO2 là thời điểm:

A:

Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu.

B:

Nồng độ CO2 đạt tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất.

C:

Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.

D:

Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất.

Đáp án: D

8.

Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là:

A:

Mạng lưới nội chất.

B:

Không bào.

C:

Lục lạp.

D:

Ty thể.

Đáp án: D

9.

Giai đoạn đường phân diễn ra ở trong:

A:

Ty thể.

B:

Tế bào chất.

C:

Lục lạp.

D:

Nhân.

Đáp án: B

10.

Ở động vật chưa có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?

A:

Tiêu hóa ngoại bào.

B:

Tiêu hoá nội bào.

C:

Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.

D:

Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Đáp án: C

11.

Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác như thế nào?

A:

Phế quản phân nhánh nhiều.

B:

Có nhiều phế nang.

C:

Khí quản dài.

D:

Có nhiều ống khí.

Đáp án: D

12.

Sự hình thành tập tính học tập là:

A:

Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững.

B:

Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi.

C:

Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi.

D:

Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền.

Đáp án: B

13.

Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là:

A:

Auxin, Gibêrelin, xitôkinin.

B:

Auxin, Etylen, Axit absixic.

C:

Auxin, Gibêrelin, Axit absixic.

D:

Auxin, Gibêrelin, êtylen.

Đáp án: A

14.

Mối liên hệ giữa Phitôcrôm Pđ và Pđx như thế nào?

A:

Hai dạng chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.

B:

Hai dạng không chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.

C:

Chỉ dạng Pđ chuyển hoá sang dạng Pđx dưới sự tác động của ánh sáng.

D:

Chỉ dạng Pđx chuyển hoá sang dạng Pđ dưới sự tác động của ánh sáng.

Đáp án: A

15.

Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

A:

Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm

B:

Cơ quan sinh sản

C:

Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…

D:

Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.

Đáp án: D

Nguồn: /