Danh sách bài viết

15 câu trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 10 Kết nối tri thức Chương 1 có đáp án

Cập nhật: 14/12/2022

Câu 1. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là

A. định luật.

B. định vị.

C. định tính.

D. định lượng.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: B

GPS và bản đồ số được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại với nhiều ứng dụng hữu ích. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là định vị, nhằm xác định vị trí chính xác của các đối tượng trên bản đồ.

Câu 2. Để thể hiện hướng di chuyển của bão trên Biển Đông vào nước ta, thường dùng phương pháp

A. khoanh vùng.

B. đường chuyển động.

C. chấm điểm.

D. kí hiệu theo đường.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: B

Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư,… -> Để thể hiện hướng di chuyển của bão trên Biển Đông vào nước ta, thường dùng phương pháp đường chuyển động.

Câu 3. Trên bản đồ phân bố dân cư, quy mô của các đô thị thường được thể hiện bằng phương pháp

A. bản đồ - biểu đồ.

B. chấm điểm.

C. khoanh vùng.

D. kí hiệu.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: D

Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư,… -> Trên bản đồ phân bố dân cư, quy mô của các đô thị thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu.

Câu 4. Trên bản đồ, kí hiệu chữ thường thể hiện đối tượng địa lí nào sau đây?

A. Rừng lá kim.

B. Than đá.

C. Bôxít.

D. Cà phê.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: C

Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể -> Trên bản đồ, kí hiệu chữ thường thể hiện đối tượng địa lí bôxít (khoáng sản bôxít được biểu hiện trên bản đồ là: hình vuông, có chữ Al ở giữa).

Câu 5. Để thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp

A. khoanh vùng.

B. kí hiệu.

C. đường đẳng trị.

D. bản đồ - biểu đồ.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: A

Phương pháp khoanh vùng thể hiện những đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định. Ví dụ: sự phân bố các kiểu rừng, các nhóm đất, các vùng chuyên canh cây trồng, đồng cỏ, vùng phân bố các dân tộc khác nhau,… -> Để thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp khoanh vùng.

Câu 6. Trên bản đồ tự nhiên, đối tượng địa lí nào sau đây được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động?

A. Đường bờ biển.

B. Dãy núi.

C. Hướng gió.

D. Dòng sông.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: C

Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư,… -> Trên bản đồ tự nhiên, đối tượng địa lí được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là hướng gió.

Câu 7. Đối tượng nào sau đây được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu?

A. Hướng gió.

B. Hải cảng.

C. Dòng biển.

D. Luồng di dân.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: B

Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư, hải cảng,…

Câu 8. Để thể hiện vị trí tâm bão ở trên Biển Đông, thường dùng phương pháp

A. bản đồ - biểu đồ.

B. chấm điểm.

C. đường chuyển động.

D. kí hiệu.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: D

Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư,… -> Để thể hiện vị trí tâm bão ở trên Biển Đông, thường dùng phương pháp kí hiệu.

Câu 9. Môn Địa lí không có đặc điểm nào sau đây?

A. Môn Địa lí có tính tích hợp.

B. Là nhóm môn khoa học xã hội.

C. Chuyên nghiên cứu về trái đất.

D. Bao gồm ba mạch địa lí chính.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: C

Một số đặc điểm của môn Địa lí

- Môn Địa lí ở cấp Trung học phổ thông thuộc nhóm môn khoa học xã hội.

- Gồm ba mạch: Địa lí đại cương, Địa lí kinh tế - xã hội thế giới, Địa lí Việt Nam.

- Môn Địa lí có tính tích hợp, được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau.

Câu 10. Trên bản đồ kinh tế - xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là

A. đường biên giới, điểm khai thác khoáng sản.

B. các luồng di dân, hướng vận tải.

C. nhà máy, đường giao thông.

D. trạm biến áp, đường dây tải điện.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: B

Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, di dân, động vật di cư,… -> Trên bản đồ kinh tế - xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là các luồng di dân, hướng vận tải.

Câu 11. Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp kiến thức cơ bản về tự nhiên, toán học và ngoại ngữ.

B. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.

C. Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực chuyên biệt về xã hội.

D. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: D

Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí giúp chúng ta biết cách ứng xử và thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội. Trên thực tế, môn Địa lí góp phần hình thành phẩm chất và năng lực giúp các em vận dụng được những kiến thức địa lí đã học vào cuộc sống sinh động hằng ngày và mở ra những định hướng về nghề nghiệp trong tương lai.

Câu 12. Để thể hiện diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của các tỉnh/thành phố ở nước ta, người ta thường dùng phương pháp

A. kí hiệu.

B. bản đồ - biểu đồ.

C. vùng phân bố.

D. chấm điểm.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: B

Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí theo từng lãnh thổ (đối tượng địa lí) bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ. Ví dụ: giá trị xuất nhập khẩu của các quốc gia, số dân của một tỉnh, sản lượng lúa của các tỉnh trong một quốc gia,… -> Để thể hiện diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của các tỉnh/thành phố ở nước ta, người ta thường dùng phương pháp bản đồ - biểu đồ.

Câu 13. Kiến thức về địa lí tổng hợp không định hướng ngành nghề nào sau đây?

A. Quản lí đất đai.

B. Kĩ sư trắc địa.

C. Quản lí xã hội.

D. Điều tra địa chất.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: A

Những kiến thức tổng hợp và chuyên ngành giúp các em có khả năng tham gia và trở thành những kĩ sư trắc địa, bản đồ, địa chất điều tra thăm dò tài nguyên thiên nhiên, hay cũng có thể trở thành những nhà nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, xã hội, quản lý đô thị, quản lí xã hội,...

Câu 14. Phương pháp đường chuyển động khác với phương pháp chấm điểm chủ yếu ở chỗ nó cho biết

A. hướng di chuyển của đối tượng.

B. cơ cấu của đối tượng.

C. vị trí của các đối tượng.

D. quy mô của đối tượng.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: A

Phương pháp đường chuyển động khác với phương pháp chấm điểm chủ yếu ở chỗ nó cho biết hướng di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội.

Câu 15. Công cụ truyền tải và giám sát tính năng định vị của GPS là

A. thiết bị thu.

B. trạm điều khiển.

C. bản đồ số.

D. các vệ tinh.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: C

GPS và bản đồ số được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại với nhiều ứng dụng hữu ích. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là định vị, nhằm xác định vị trí chính xác của các đối tượng trên bản đồ. Nếu như GPS có tính năng định vị thì bản đồ số là công cụ truyền tải, giám sát tính năng đó.

Nguồn: https://vietjack.com/ /