Danh sách bài viết

15 câu trắc nghiệm tổng hợp Địa Lí 10 Kết nối tri thức Chương 4 có đáp án

Cập nhật: 14/12/2022

Câu 1. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa bờ Đông và Tây lục địa?

A. Dòng biển lạnh, độ cao địa hình.

B. Độ cao địa hình, các vĩ độ địa lí.

C. Các vĩ độ địa lí, dòng biển nóng.

D. Dòng biển nóng, dòng biển lạnh.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: D

Nhân tố ảnh hưởng nhiều đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa bờ Đông và Tây lục địa là dòng biển nóng, dòng biển lạnh.Ví dụ: Ở phía Tây châu Âu có hoạt động của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới nên có mưa nhiều, khí hậu điều hòa, biên độ nhiệt nhỏ còn càng vào sâu trong nội địa biên độ nhiệt càng lớn, khô hạn, ít mưa,…

Câu 2. Thành phần nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong không khí?

A. Nitơ.

B. Hơi nước.

C. Ôxi.

D. Cacbonic.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: A

Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời. Khí quyển có vai trò quan trọng đối với muôn loài trên Trái Đất. Không khí bao gồm các thành phần: khí ni-tơ (78%); khí ô-xy (21%); hơi nước, khí cacbonic và các khí khác (1%).

Câu 3. Từ xích đạo về cực có

A. nhiệt độ hạ thấp, biên độ nhiệt độ trung bình năm giảm.

B. góc chiếu của tia bức xạ mặt trời tăng, nhiệt độ hạ thấp.

C. nhiệt độ trung bình năm giảm, biên độ nhiệt độ năm tăng.

D. biên độ nhiệt độ năm tăng, nhiệt độ trung bình năm tăng.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: C

Từ xích đạo về cực có nhiệt độ trung bình năm giảm, biên độ nhiệt độ năm tăng do ảnh hưởng của độ lớn góc nhập xạ, thời gian chiếu sáng và tính chất mặt đệm (lục địa hay đại dương).

Câu 4. Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít là do tác động của

A. áp thấp.

B. áp cao.

C. gió mùa.

D. địa hình.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: B

Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến -> Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít là do tác động của áp cao cận chí tuyến.

Câu 5. Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất ở

A. lục địa.

B. đại dương.

C. bán cầu Đông.

D. bán cầu Tây.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: A

Do sự hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt của đất nhanh hơn nước nên đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. Đất hấp thu nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn. Nước hấp thụ nhiệt chậm hơn nhưng tỏa nhiệt cũng chậm hơn -> Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất ở lục địa.

Câu 6. Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo

A. thay đổi tính chất của bề mặt đệm.

B. góc chiếu của tia bức xạ mặt trời.

C. chiều dày của các tầng khí quyển.

D. thời gian bề mặt đất nhận được.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: B

Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo góc chiếu của tia bức xạ mặt trời và giảm dần từ Xích đạo về hai cực.

Câu 7. Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là

A. dải hội tụ nhiệt đới, frông nóng, gió Mậu dịch.

B. dải hội tụ nhiệt đới, các núi cao, gió Mậu dịch.

C. áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới, dòng biển lạnh.

D. áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới, dòng biển nóng.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: D

Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới và dòng biển nóng.

- Nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít.

- Vùng áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, gây mưa. Vùng áp thấp thường có lượng mưa lớn, như vùng Xích đạo.

- Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng về phân bố nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất?

A. Biên độ nhiệt lớn nhất và nhỏ nhất đều ở lục địa.

B. Biên độ nhiệt độ ở đại dương nhỏ hơn ở lục địa.

C. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đều ở đại dương.

D. Nhiệt độ ở bán cầu Tây cao hơn bán cầu Đông.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: B

Do sự hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt của đất nhanh hơn nước nên đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. Đất hấp thu nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn. Nước hấp thụ nhiệt chậm hơn nhưng tỏa nhiệt cũng chậm hơn -> Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất ở lục địa.

Câu 9. Trên Trái Đất, mưa ít nhất ở vùng

A. cực.

B. xích đạo.

C. chí tuyến.

D. ôn đới.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: A

Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ và có sự xen kẽ giữa các vùng mưa nhiều và các vùng mưa ít. Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo, mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến, mưa nhiều ở hai vùng ôn đới và mưa rất ít ở hai vùng cực.

Câu 10. Vùng cực có mưa ít là do tác động của

A. địa hình.

B. áp thấp.

C. áp cao.

D. frông.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: C

Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến -> Vùng cực có mưa ít là do tác động của áp cao cực.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất?

A. Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực.

B. Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.

C. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.

D. Mưa nhiều ở vùng vĩ độ trung bình.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: A

Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ và có sự xen kẽ giữa các vùng mưa nhiều và các vùng mưa ít. Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo, mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến, mưa nhiều ở hai vùng ôn đới và mưa rất ít ở hai vùng cực.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất?

A. Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực.

B. Mưa không nhiều ở vùng xích đạo.

C. Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.

D. Mưa không nhiều ở hai vùng ôn đới.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: C

Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ và có sự xen kẽ giữa các vùng mưa nhiều và các vùng mưa ít. Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo, mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến, mưa nhiều ở hai vùng ôn đới và mưa rất ít ở hai vùng cực.

Câu 13. Càng về vĩ độ cao

A. nhiệt độ trung bình năm càng lớn.

B. thời gian có sự chiếu sáng càng dài.

C. góc chiếu của tia mặt trời càng lớn.

D. biên độ nhiệt độ của năm càng cao.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: D

Càng về vĩ độ cao góc chiếu của tia mặt trời càng nhỏ, thời gian có sự chiếu sáng càng ngắn nên nhiệt độ trung bình năm càng nhỏ và biên độ nhiệt độ của năm càng cao.

Câu 14. Vùng chí tuyến có mưa tương đối ít, chủ yếu là do

A. các dòng biển lạnh ở cả hai bờ đại dương.

B. có gió thường xuyên và gió mùa thổi đến.

C. có nhiều khu vực địa hình núi cao đồ sộ.

D. các khu khí áp cao hoạt động quanh năm.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: D

Ở vùng chí tuyến có mưa tương đối ít, chủ yếu là do các khu khí áp cao hoạt động quanh năm ở đây (Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa).

Câu 15. Các nhân tố làm cho vùng ôn đới mưa nhiều là

A. gió Tây ôn đới, dòng biển nóng.

B. gió Tây ôn đới, dòng biển lạnh.

C. áp thấp ôn đới, gió Mậu dịch.

D. áp thấp ôn đới, gió Đông cực.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: A

Các nhân tố làm cho vùng ôn đới mưa nhiều là gió Tây ôn đới, dòng biển nóng.

- Gió Tây ôn đới thổi về vùng có khí hậu lạnh nên sức chứa hơi nước giảm theo nhiệt độ, hơi nước trong không khí nhanh chóng đạt tới độ bão hòa, vì thế gió Tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa. Gió Tây ôn đới gây mưa lớn cho Tây Âu.

- Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa.

Nguồn: https://vietjack.com/ /