Danh sách bài viết

Bài tập trắc nghiệm ôn tập Sinh trưởng và phát triển ở Thực vật môn Sinh học 11 năm 2020

Cập nhật: 20/08/2020

1.

Quá trình nào sau đây là sinh trưởng của thực vật?

A:

Cơ thể thực vật ra hoa

B:

Cơ thể thực vật tạo hạt.

C:

Cơ thể thực vật tăng kích thước, khối lượng

D:

Cơ thể thực vật rụng lá, rụng hoa

Đáp án: C

2.

Những hoocmon nào sau đây kích thích sinh trưởng của cơ thể thực vật?

A:

Auxin, axit abxixic, xitôkinin. 

B:

Auxin, gibêrelin, xitôkinin

C:

Auxin, gibêrelin, etylen.

D:

Auxin, etylen, axit abxixic

Đáp án: B

3.

Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây 1 lá mầm?

A:

Mô phân sinh bên

B:

Mô phân sinh đỉnh thân

C:

Mô phân sinh lóng

D:

Mô phân sinh đỉnh rễ

Đáp án: A

4.

Loại hoocmon nào sau đây thúc đẩy quá trình chín của quả?

A:

Axit abxixic

B:

Xitôkinin

C:

Etylen

D:

Auxin

Đáp án: C

5.

Chất nào sau đây có tác dụng kích thích quá trình phân chia tế bào, hình thành cơ quan mới, ngăn chặn sự hoá già của cây?

A:

Auxin

B:

Xitokinin

C:

Axit abxixic

D:

Giberelin

Đáp án: B

6.

Sinh trưởng ở thực vật là quá trình

A:

tăng về chiều dài cơ thể

B:

tăng về chiều ngang cơ thể

C:

tăng về khối lượng cơ thể

D:

tăng về khối lượng cơ thể

Đáp án: D

7.

Loại mô phân sinh nào sau đây chỉ có ở cây 1 lá mầm?

A:

Mô phân sinh bên

B:

Mô phân sinh đỉnh thân.

C:

Mô phân sinh lóng

D:

Mô phân sinh đỉnh rễ

Đáp án: C

8.

Loại mô phân sinh nào sau đây chỉ có ở cây 2 lá mầm?

A:

Mô phân sinh bên

B:

Mô phân sinh đỉnh thân

C:

Mô phân sinh lóng

D:

Mô phân sinh đỉnh rễ

Đáp án: A

9.

Auxin có tác dụng nào trong các tác dụng dưới đây? 

A:

Kích thích phân chia tế bào

B:

Kéo dài và lớn lên của tế bào

C:

Tác động đến sự rụng lá

D:

Ngăn chặn sự hoá già của tế bào

Đáp án: A

10.

Etylen có tác dụng nào sau đây?

A:

Thúc đẩy quá trình chín của quả

B:

Kìm hãm sự rụng lá (hoa, lá, quả)

C:

Thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây

D:

Diệt cỏ có chọn lọc

Đáp án: A

11.

Chất nào sau đây không phải là chất kích thích sinh trưởng?

A:

GA

B:

AAB

C:

AIB

D:

Kmetin

Đáp án: B

12.

Chất nào sau đâỵ không phải là chất ức chế sinh trưởng?

A:

AAB

B:

Etylen

C:

AIA  

D:

CCC

Đáp án: C

13.

Quang chu kì là gì?

A:

Quang chu kì là thời gian chiếu sáng trong cả chu kỳ sống của cây.

B:

Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối, liên quan đến sự ra hoa của cây

C:

Quang chu kì là thời gian chiếu sáng của môi trường vào cây trong giai đoạn sinh trưởng.

D:

Quang chu kì là năng lượng môi trường cung cấp cho một cơ thể thực vật trong suốt một chu kỳ sống của nó

Đáp án: B

14.

Cây trung tính có đặc điểm nào sau đây?

A:

Ra hoa trong điều kiện ngày dài

B:

Ra hoa trong điều kiện ngày ngắn

C:

Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12h/ ngày

D:

Ra hoa trong cả điều kiện ngày ngắn và ngày dài

Đáp án: D

15.

Chất nào sau đây là sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kỳ của thực vật? 

A:

Diệp lục b

B:

Carôtenoit

C:

Phitocrom

D:

Diệp lục a

Đáp án: C

Nguồn: /