Danh sách bài viết

Bạn có biết trong lòng Trái đất có những lớp nào không?

Cập nhật: 26/08/2018

Bạn có biết trong lòng Trái Đất có những lớp nào không?

Cho dù ngày nay con người đã có thể thám hiểm những hành tinh cách Trái Đất rất xa trong hệ mặt trời như sao Thổ, nhưng người ta lại biết rất ít về tình hình bên trong lòng Trái Đất nơi mình cư trú. Các nhà khoa học lợi dụng địa chấn để xem xét, kết quả cho thấy: Bên trong Trái Đất không phải là một khối cầu được cấu tạo từ một loại vật chất đơn nhất, cũng không phải là một khối cầu cấu tạo bằng khí. Bên trong Trái Đất là khối cầu nhiều lớp do những vật chất khác nhau cấu thành. Thông thường, người ta chia bên trong Trái Đất thành 3 lớp: Lớp thứ nhất từ mặt đất tới độ sâu vài nghìn mét tới 50 - 60 nghìn mét là lớp vỏ Trái Đất; lớp thứ hai bắt đầu từ dưới lớp vỏ tới độ sâu 2.900.000m cách mặt đất là lớp giữa; lớp thứ ba bắt đầu từ dưới lớp giữa cho tới tâm địa cầu gọi là lớp nhân của Trái Đất. Cũng có thể nói, phần trong Trái Đất có thể chia làm 3 vòng tròn đNng tâm có tính chất khác nhau.

Người ta phát hiện ra rằng sóng địa chấn có thể xuyên qua lòng đất và phản hồi trở lại. Qua đó chúng ta có thể biết được về tình hình truyền sóng trong lòng đất. Qua thực nghiệm phát hiện ra rằng: Sóng địa chấn có thể chia làm hai loại là sóng ngang và sóng dọc. Sóng dọc có tốc độ truyền nhanh hoặc truyền chậm, chỉ có thể truyền qua môi trường chất rắn. Khi lợi dụng sóng địa chấn để khám phá bên trong Trái Đất, người ta phát hiện ra rằng lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo từ nham thạch và khi sóng địa chấn truyền xuống lòng đất, ở độ sâu cách mặt đất khoảng 33.000m thì sóng này có sự biến đổi rõ rệt. Các nhà khoa học cũng nhận thấy tại độ sâu làm sóng biến đổi mạnh này chính là nơi tiếp giáp giữa lớp vỏ và lớp giữa Trái Đất, các vật chất cấu tạo nên lớp giữa cứng hơn. Khi sóng địa chấn tiếp tục truyền tới độ sâu 2.900.000m sẽ tiếp tục biến đổi không ngừng, đồng thời các sóng ngang của sóng địa chấn cũng bị biến mất.

Người ta cho rằng đây chính là nơi tiếp giáp giữa lớp giữa và lớp nhân của Trái Đất và lớp nhân Trái Đất ở dưới độ sâu 2.900.000m được cấu thành từ những vật chất ở thể lỏng vì thế sóng ngang mới không thể xuyên qua. Nhân ngoài ở thể lỏng, nhân trong ở thể rắn. Do hai lớp phân giới giữa các lớp của vỏ Trái Đất này được các nhà khoa học Môcualôwích và Guđơbon phát hiện ra đầu tiên vì thế người ta đã dùng tên của hai nhà khoa học này đặt tên cho hai lớp phân giới ấy. Lớp phân giới giữa lớp vỏ và lớp giữa có tên Môcualôwích và lớp phân giới giữa lớp giữa và lớp nhân là lớp phân giới Guđơbon.

Nguồn: / 0