Danh sách bài viết

Bạn nhìn thấy những ánh cực quang rất đẹp chưa?

Cập nhật: 26/08/2018

Ban đêm ở vùng Nam Cực và Bắc Cực, người ta thường nhìn thấy những dải sáng lớn diễm lệ đầy màu sắc, đó chính là Cực quang. Trong số những kỳ quan thế giới có lẽ không có gì có thể phong phú sắc màu và làm người ta say đắm hơn ánh Cực quang. Vào một đêm năm 1950 , tại thủ đô Maxcơva của Nga đã xuất hiện ánh sáng rất hiếm thấy của Cực quang.

Ánh sáng lung linh của Cực quang có màu đỏ và màu tím nhạt sáng lên lấp lánh trong một đêm phương Bắc và kéo dài mấy giờ liền. Vào đêm 12/2/1958, trên bầu trời một số khu vực ở Trung Quốc, Nhật Bản, Canada, Mỹ cũng đều xuất hiện Cực quang. Theo lời của1;i lúc bấy giờ nói thì khi trời vừa tối trên bầu trời liền xuất hiện một màn sáng màu đỏ, trên màn sáng màu đỏ ấy lần lượt hiện lên những dải sáng rất đẹp từ trên chuyển dần xuống dưới.

Từ lúc Cực quang xuất hiện tới lúc nó biến mất tổng cộng là 4 giờ. Ấn tượng mà Cực quang để lại cho con người là huyền bí mông lung, biến hóa khôn lường. Có Cực quang chỉ loé lên trong không trung rồi biến mất tăm mất tích, lại có Cực quang chiếu sáng liền hàng giờ trong không trung. Có Cực quang màu sắc sặc sỡ, không ngừng lấp láy, lúc sáng lúc lại tối. Có ánh Cực quang lại có màu trắng bạc đứng yên không động đậy trong không trung.

Có ánh Cực quang vô cùng đẹp đẽ sáng rực rỡ thậm chí còn có thể át cả ánh trăng, lại có ánh Cực quang lại rất mờ, mỏng mảnh như những sợi tơ nhỏ. Có ánh Cực quang có kết cấu vô cùng giản đơn, chỉ là một dải sáng đơn sắc. Có cái lại như hàng ngàn hàng vạn sợi tơ màu đa dạng phủ lấy bầu trời hoặc như một dải ánh sáng đang treo trên không trung, chúng có vẻ đẹp làm mê hồn người. Vậy thì kỳ quan thiên nhiên này do đâu mà có.

Các nhà khoa học qua nghiên cứu đã giải thích rằng điều này là do Trái Đất chính là một cục nam châm khổng lồ, hai cực của cục nam châm ấy chính là vùng lân cận của Nam Cực và Bắc Cực; Khi những cơn gió Mặt Trời rất mạnh đem theo dòng các điện tích xâm nhập vào từ trường của Trái Đất sẽ gặp phải những phân tử không khí ở tầng khí quyển trên cao của Trái Đất, từ đó kích thích chúng tạo nên những ánh Cực quang.

Do tác dụng của dòng điện từ với những điện tử khác nhau trong tầng khí quyển khác nhau như với điện tử của ôxy, Nitơ, Nêôn, Agon nên đã sinh ra những ánh sáng khác nhau. Vì thế đã xuất hiện những ánh Cực quang đủ mọi màu sắc, biến hoá khôn lường mọi người đã thấy ở phần trước.

Nguồn: / 0