Danh sách bài viết

Bỏ chấm điểm ở bậc tiểu học, giáo viên phải công tâm

Cập nhật: 02/09/2014

 
Bỏ chấm điểm để giảm áp lực cho HS Tiểu học, nhiều ý kiến cho rằng giáo viên phải công tâm trong đánh giá, nhận xét học sinh.
 
Đã có nhiều ý kiến khác nhau trước việc Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ chấm điểm ở bậc tiểu học, nhất là phụ huynh học sinh (HS) có con em đang ở bậc học này. Chị Trần Thị Hà (Q. Hải Châu, Đà Nẵng) có con trai đang học lớp 3 chia sẻ: “Bao lâu nay vẫn theo dõi sức học của con qua điểm số. Theo tôi điểm số là thước đo chuẩn mực sức học của con. Nếu chừ bỏ chấm điểm, chỉ dựa vào nhận xét của giáo viên (GV) thì tôi chưa hình dung ra được. Và nếu bỏ chấm điểm, thì liệu cháu có “thả cửa” việc học ở trường vì không lo tới được bao nhiêu điểm nữa không?”.
 
Trong khi đó, phụ huynh Nguyễn Xuân Thanh (Q. Thanh Khê, Đà Nẵng) có con vừa mới vào lớp 1 chia sẻ: “Trường của cháu thí điểm không chấm điểm cho HS tiểu học, nên tôi chưa biết nếu bỏ chấm điểm thì sẽ như thế nào. Tôi nghĩ, có học thì phải có kiểm tra, thi cử, có điểm số mới đánh giá được mức học của con em mình ở trường. Nhưng bỏ chấm điểm để giảm áp lực thành tích cho các cháu cũng là một định hướng tốt, nhất là ở với các cháu ở bậc học nhỏ cũng có thể phù hợp. Chúng tôi chờ đợi ở sự tận tình của GV trong việc nhận xét, trao đổi về khả năng học tập của cháu”.
 
Tại Đà Nẵng, theo ghi nhận của PV, thời điểm này vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về việc bỏ chấm điểm HS bậc Tiểu học. Theo ông Lê Trung Chinh - Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng, đây mới là dự kiến của Bộ GD-ĐT, song quan điểm của ngành tại Đà Nẵng là ủng hộ việc bỏ chấm điểm để tránh áp lực học về điểm số, thành tích cho các em HS ở bậc tiểu học.
 
Ông Chinh chia sẻ: “Dự thảo của Bộ phù hợp với tâm lý HS ở lứa tuổi tiểu học và nó cũng phù hợp với việc đổi mới căn bản về giáo dục và đào tạo. Về quan điểm thì chúng tôi ủng hộ quan điểm này và sẽ triển khai trong toàn ngành khi Bộ chính thức có chủ trương. Khi triển khai bỏ chấm điểm cho HS, thì trách nhiệm của ngành, của các trường và GV đứng lớp phải nâng lên”.

Để triển khai hiệu quả không chấm điểm cho HS, sự công tâm của GV đứng lớp thực sự quan trọng. Bên cạnh đó, là sự giám sát chặt chẽ của nhà trường để tránh việc GV đánh giá, nhận xét HS theo cảm tính. Bà Phan Thị Thu Lan - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu - trường học đã triển khai thí điểm không chấm điểm HS lớp 1 ở Đà Nẵng - chia sẻ: “Qua 1 năm không cho điểm số cho các em, cái được thấy rõ ràng là giảm áp lực điểm số cho các em HS. Nhưng GV khi đánh giá HS cuối năm học phải thực sự công tâm, công bằng mới đem lại hiệu quả giáo dục tốt. Đồng thời, nhà trường thường xuyên kiểm tra vở chấm bài của GV; theo dõi những HS nào còn yếu kém, HS nào có năng lực học tập hay có năng khiếu đặc biệt ở một bộ môn nào đó để thông báo với phụ huynh, cùng nhau theo dõi việc học tập của các em”.

Nguồn: thoiviet.com.vn

Nguồn: /

Sở GD-ĐT TP.HCM làm việc với đơn vị dự kiến đầu tư vào Trường quốc tế AISVN

Giáo dục và đào tạo

Chiều 15.4, Văn phòng UBND TP.HCM đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đối với Sở GD-ĐT và tổ công tác liên ngành theo hướng tăng cường theo dõi,...

Thi đánh giá năng lực: Giảm gần nửa số thí sinh trên 1.000 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trong số gần 94.000 thí sinh tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay, chỉ 80 thí sinh đạt hơn 1.000/1.200 điểm.

Tuyển sinh lớp 10: Hai trường chuyên của TP.HCM tăng chỉ tiêu, thêm lớp chuyên

Giáo dục và đào tạo

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và chuyên Trần Đại Nghĩa sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 và mở rộng thêm một số lớp 10 chuyên bắt đầu từ kỳ tuyển sinh năm nay.

Điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt: Thí sinh cao nhất môn văn chỉ 6,5 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 1 năm 2024. Trong số các bài thi, tiếng Anh có tỷ lệ bài thi đạt điểm cao nhiều nhất.

Cựu Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Nai chỉ đạo để ngoài sổ sách gần 70 tỉ đồng

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian từ 2009 - 2018, với vai trò là hiệu trưởng, bị can Trần Minh Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chỉ đạo cấp dưới theo dõi thu, chi để ngoài sổ sách kế toán, không...

Thi đánh giá năng lực: Ít thí sinh điểm cao, có nên thi tiếp đợt 2?

Giáo dục và đào tạo

Sau khi ĐH Quốc gia TP.HCM công bố phổ điểm thi đánh giá năng lực đợt 1, các chuyên gia đã có những phân tích liên quan và lời khuyên cho thí sinh trước khi 'chốt'...

Lưu ý về đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục và đào tạo

Dù quy định 12 khu vực tuyển sinh ứng với hộ khẩu thường trú của học sinh tại 30 quận, huyện, thị xã nhưng Hà Nội cho phép một số trường hợp được đổi khu vực tuyển sinh khi đăng ký dự tuyển vào lớp 10...

Học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình: Một 'nỗi khổ' mang tên thành tích

Giáo dục và đào tạo

Trường hợp học sinh học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình ở tỉnh Quảng Bình phần nào phản ánh câu chuyện bệnh thành tích đầy nhức nhối, giáo viên bằng mọi giá không được...

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bằng thi Rung chuông vàng

Giáo dục và đào tạo

Trẻ em các lớp lá thi Rung chuông vàng ở từng lớp, mỗi lớp chọn ra 10 em xuất sắc nhất thi toàn trường. Hội thi với nhiều cung bậc cảm xúc, rèn luyện cho trẻ nhiều kỹ năng, kiến thức, chuẩn bị...

Làm rõ vụ nữ sinh lớp 12 Bình Phước bị bạn đánh tổn thương nội sọ

Giáo dục và đào tạo

Bị các bạn đánh khi đi học thêm, nữ sinh lớp 12 tại Bình Phước được chẩn đoán tổn thương ở đầu, tổn thương nội sọ, trầm cảm khiến gia đình lo lắng khi kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần.