Danh sách bài viết

COPD – Phổi tắc nghẽn mãn tính

Cập nhật: 27/12/2017

COPD (Chronic obsttructive pulmonary disease) là tên gọi chung một nhóm bệnh ở phổi do tắc nghẽn thông khí gây ra. Đây là bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng không khí trong các đường hô hấp, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Khí phế thũng và bệnh viêm phế quản mạn tính là hai điều kiện chính làm tăng COPD.

Triệu chứng

•Ho: lúc đầu là vào buổi sáng, sau đó dần tăng nhiều lần suốt đêm.

•Ho ra đàm: ban đầu ít, loãng, càng về sau càng đặc.

•Khó thở: lúc đầu chỉ thi thoảng. Khi bệnh nặng, người bệnh luôn luôn thấy khó thở, không di chuyển được, nhiều trường hợp phải dùng mặt nạ thở oxy trường kỳ.

•Ngực bị nén. Thở khò khè hay như hen suyễn, do phế nang bị sưng và đàm làm nghẽn.

•Mệt nhọc, thiếu sức. Có khi biến chứng sang viêm phổi.

Muốn chẩn đoán chính xác bệnh nhất thiết người bệnh nên đến bác sỹ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính của bệnh COPD là do tiếp xúc lâu dài với chất kích thích trong không khí, bao gồm:

•Khói thuốc lá, cần sa.

•Ô nhiễm không khí.

•Khói bụi.

•Than đá và bụi silic.

•Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây COPD.

Cách phòng chống

•Muốn phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cách tốt nhất là không bao giờ hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc.

•Hạn chế tiếp xúc với khói và bụi hóa chất.

•Nếu bắt buộc phải làm việc trong môi trường nhiều hóa chất và khói bụi thì nên trang bị dụng cụ bảo hộ an toàn.

•Nếu đã bị bệnh thì nên tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sỹ điều trị.

•Bệnh nhân COPD cần uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên, ăn các loại thực phẩm lành mạnh, tránh đám đông và không khí lạnh.

•COPD là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới.

•Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc COPD gấp 10 lần so với người không hút.

•Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người mắc COPD cao nhất Khu vực châu Á Thái Bình Dương, với hơn 4 triệu người mắc (số liệu năm 2011).


(Theo Nhà Xuất bản y học)

Nguồn: / 0