Danh sách bài viết

Đa dạng hệ thú

Cập nhật: 28/12/2017

Từ lâu đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học nước ngoài. Năm 1942, R. Bourret đã tiến hành những nghiên cứu đầu tiên về thú ở đây. Sau đó, do chiến tranh xảy ra ác liệt nên công tác nghiên cứu thú ở Tam Đảo không thể tiếp tục. Đến năm 1962, công tác nghiên cứu thú ở đây được nối lại với đợt khảo sát tháng 4/1962 của Uỷ Ban Khoa học-Kỹ thuật Nhà nước. 
 
Tiếp đến, có các đợt khảo sát của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vào các năm 1966-1969 và của Viện Sinh vật học vào năm 1974. Tới năm 1992, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, tiến hành khảo sát xây dựng “Luận chứng Kinh tế-Kỹ thuật VQG Tam Đảo” đã tập hợp được một danh lục thú của VQG Tam Đảo gồm 58 loài. Đến năm 1997-1998, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật tiến hành điều tra thống kê lại khu hệ động vật của VQG Tam Đảo và xây dựng được danh lục thú gồm 69 loài (Cao Văn Sung và cs., 1998). Những năm sau đó, tiếp tục có một số đợt nghiên cứu thú ngắn ngày của các chuyên gia trong nước và quốc tế như nghiên cứu về Dơi (Borissenko, 2003), về Gặm nhấm (Đoàn hợp tác Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật phối hợp các Trường đại học của Nhật Bản, 2003, 2004, 2006, 2008), v.v...Đặc biệt, trong các năm 2005-2006, trong khuôn khổ của Dự án quản lý VQG Tam Đảo và Vùng đệm (GTZ/TMDP), Nguyễn Xuân Đặng và cộng sự đã tiến hành các cuộc điều tra có hệ thống đánh giá khu hệ thú của VQG Tam Đảo, đã ghi nhận được 68 loài thú và lập được danh lục thú VQG Tam Đảo gồm 77 loài (Nguyễn Xuân Đặng và cs, 2005, 2006).
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về thú ở VQG Tam Đảo từ trước đến nay, cho thấy tại đây đã ghi nhận được 91 loài, thuộc 27 họ và 8 bộ (Xem Danh lục đầy đủ trang 8). Trong đó, bộ Ăn thịt có số loài nhiều nhất (27 loài), tiếp đến bộ Dơi (25 loài), bộ Gặm nhấm (19 loài), bộ Linh trưởng (9 loài), bộ Móng guốc ngón chẵn (5 loài), bộ Ăn sâu bọ (4 loài), bộ Nhiều răng (1 loài) và bộ Tê tê (1 loài) (Biểu đồ 1).

culiĐây vẫn chưa phải là danh lục thú đầy đủ của VQG Tam Đảo, vì một số nhóm thú nhỏ như Gặm nhấm (Rodentia), Thú ăn sâu bọ (Soricomorpha), chỉ mới được nghiên cứu sơ bộ. Những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai, chắc chắn sẽ bổ sung thêm nhiều loài thú nữa cho Danh lục thú của VQG Tam Đảo, trong đó có thể có cả những loài mới phát hiện cho khoa học. Tuy vậy, danh lục 91 loài thú ghi nhận được đã cho thấy khu hệ thú ở VQG Tam Đảo rất đa dạng về thành phần loài. Nếu so với khu hệ thú trên cạn của toàn quốc (295 loài, 37 họ, 18 bộ), thì khu hệ thú ở VQG Tam Đảo chiếm tới 30,84% tổng số loài, 73% tổng số họ và 44,44% tổng số bộ. Điều đó cho thấy khu hệ thú VQG Tam Đảo có tầm quan trọng cao trong bảo tồn đa dạng sinh học các loài thú hoang dã Việt Nam.
Thú lớn:
Có 41 loài thú lớn (có khối lượng thân khoảng 1kg trở lên) được ghi nhận ở VQG Tam Đảo. Trong đó chỉ có 17 loài (41,5% tổng số loài thú lớn hoặc 18.7% tổng các loài thú đã ghi nhận) được xác định là có số lượng còn phong phú hoặc tương đối phong phú, bao gồm Lợn rừng, Hoẵng, Chồn bạc má bắc, Lửng lợn, Lửng chó, Chồn vàng, Cầy vòi mốc, Cầy vòi đốm, Cầy giông, Cầy hương, Cầy lỏn, Cầy móc cua, Mèo rừng, Đon, Dúi mốc lớn và Nhím đuôi ngắn, Sóc đen. Nhiều loài có độ phong phú rất thấp (ước tính quần thể của mỗi loài còn không quá 100 cá thể) như: Rái cá thường, Nai, Voọc má trắng, Khỉ đuôi lợn, Tê tê vàng, Chó sói, Gấu chó, Gấu ngựa, Mèo gấm, Báo gấm và Cheo cheo nam dương.

img 2403Đặc biệt, có 4 loài thú có lẽ đã bị tuyệt chủng ở VQG Tam Đảo, đó là: Vượn đen tuyền (Nomascus concolor), Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Hổ (Panthera tigris) và Báo hoa mai (Panthera pardus). Những số liệu trên cho thấy quần thể các loài thú lớn ở VQG Tam Đảo đã bị suy thoái về trữ lượng, nếu không được quản lý bảo vệ tích cực thì nhiều loài có thể trong tương lai sẽ không còn tồn tại ở đây nữa.

Thú nhỏ:
Có 25 loài thú nhỏ (không kể dơi) đã được ghi nhận ở VQG Tam Đảo. Do nhóm thú này còn ít được nghiên cứu nên việc ước tính số lượng rất khó, tuy nhiên, điều chắc chắn là độ phong phú của đa số các loài thú nhỏ thường cao hơn các loài thú lớn.

khi-nhay Dựa trên số mẫu thu được và quan sát trong thiên nhiên, bước đầu cho thấy 13 loài (52% tổng số loài thú nhỏ ghi nhận) có số lượng phong phú hoặc tương đối phong phú, bao gồm Đồi, Chuột chũi mũi dài, Sóc bụng đỏ, Sóc mõm hung, Sóc má vàng, Sóc chuột hải nam, Chuột núi, Chuột hươu bé, Chuột bụng kem, Chuột nhắt nhà, Chuột bụng bạc, Chuột rừng và Chuột đất bé.

Dơi:
Có 25 loài dơi đã được ghi nhận ở VQG Tam Đảo, điều đó cho thấy khu hệ dơi ở VQG Tam Đảo tương đối phong phú. Tuy nhiên, trữ lượng của hầu hết các loài đều thấp. Điều này có thể giải thích bởi ở VQG Tam Đảo không nhiều các hang lớn để dơi cư trú với số lượng cá thể lớn và phần lớn các hang đều đã bị người dân quấy nhiễu (đập phá, người đi rừng dùng làm nơi ngủ đêm, nấu ăn, nghỉ ngơi,...).
 doi-an-quaTuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, cho đến nay các khảo sát về dơi mới chỉ tiến hành chủ yếu ở sườn Đông và Bắc của dãy núi Tam Đảo, sườn Tây do có độ dốc rất lớn nên chưa được khảo sát. Việc khảo sát sườn Tây (có nhiều vách đá, hang đá) trong tương lai có thể có những nhận định mới về khu hệ dơi của VQG Tam Đảo. Một số loài dơi được ghi nhận với mật độ cao hơn bao gồm: Dơi lá mũi nhỏ, Dơi nếp mũi xám, Dơi chó cánh dài, Dơi lá đuôi và Dơi mũi ống lông chân.
Tóm lại, trữ lượng các loài thú ở VQG Tam Đảo đã bị giảm nhiều. Ước tính chỉ còn khoảng 35 loài (38,5%) còn phong phú, 52 loài (57,1%) hiếm và 4 loài (4,4%) đã bị tuyệt chủng ở VQG Tam Đảo

Nguồn: / 0

Sinh vật kỳ lạ dưới đáy Thái Bình Dương có thể cứu thế giới?

Quản trị nhân lực

Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia phát hiện nơi đáy biển sâu nhất của Thái Bình Dương hiện diện một loài sinh vật bí ẩn đang ngốn ngấu carbon dioxide.

Xác 145 con cá voi phủ dọc bãi biển New Zealand

Quản trị nhân lực

Khoảng một nửa đàn cá voi hoa tiêu đã chết khi mắc cạn, số còn lại được giết nhân đạo vì không còn khả năng phục hồi.

Đại dương trên Trái đất đang bị "hút" xuống một nơi mà không ai biết đấy là đâu

Quản trị nhân lực

Nước dưới biển sâu đang bị hút dần xuống đáy biển. Nhưng cụ thể chúng đi đến đâu, không ai rõ.

Loài cá nhanh như tia chớp khiến giới khoa học choáng váng

Quản trị nhân lực

Tuy bề ngoài thô kệch, xấu xí, loài cá ếch lại nhanh như chớp khi chỉ tốn 1/6.000 của 1 giây để đớp con mồi.

Cá sao biến mất dưới cát trong nháy mắt để ngụy trang

Quản trị nhân lực

Cá sao dùng vây và đuôi hất cát lên rồi vùi mình xuống để đợi con mồi xuất hiện.

Cá voi sát thủ bao vây người đi biển ở New Zealand

Quản trị nhân lực

Ba con cá voi sát thủ di chuyển quanh một phụ nữ đang bơi khiến cô ấy hoảng sợ tìm cách bơi về bờ.

5 loài hải sâm tuyệt đẹp mới phát hiện ở Thái Bình Dương

Quản trị nhân lực

Các nhà sinh vật học vừa phát hiện ra một nhóm hải sâm đặc biệt dưới đáy biển phía Đông Bắc Thái Bình Dương.

Cá ngừ khổng lồ bị bão mạnh đánh dạt vào bờ biển Scotland

Quản trị nhân lực

Con cá ngừ vây xanh dài hơn một người trưởng thành dạt vào bờ biển Scotland sau cơn bão mạnh, khiến người dân địa phương đổ xô tới xem.

Giới khoa học sửng sốt phát hiện hệ sinh thái mới dưới đáy đại dương sâu 3.800m

Quản trị nhân lực

Hệ sinh thái mới được đặt tên là Jaich Maa, nằm dưới độ sâu 3.800m trong lưu vực Pescadero ở phía nam Vịnh California (Mỹ).

Phát hiện loài "cóc núi tiểu yêu tinh" tại Việt Nam

Quản trị nhân lực

Loài cóc nhỏ với hai cặp sừng nhọn được phát hiện tại các khu rừng trên núi cao mù sương và đầy rêu của Lâm Đồng, Việt Nam.