Danh sách bài viết

Đề khảo sát chất lượng môn Địa lí 11 học kì 1, năm 2018 - 2019 trường THPT Đồng Đậu - Vĩnh Phúc lần 1

Cập nhật: 05/08/2020

1.

Phân biệt tính chất của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông ở Bắc bán cầu?

A:

Gió mùa hạ nóng ẩm, gió mùa đông lạnh khô

B:

Gió mùa hạ nóng ẩm, gió mùa đông mát mẻ

C:

Gió mùa hạ mát ẩm, gió mùa đông lạnh khô

D:

Gió mùa hạ khô, gió mùa đông lạnh

Đáp án: A

2.

Cùng vĩ độ như Nha Trang nhưng nhiệt độ ở Đà Lạt quanh năm mát mẻ. Đó là biểu hiện của quy luật nào?

A:

 Quy luật phi địa đới

B:

Quy luật địa đới

C:

Quy luật đai cao

D:

Quy luật địa ô

Đáp án: C

3.

Cơ cấu dân số theo tuổi là gì?

A:

 Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.

B:

Cơ cấu dân số theo tuổi là sự sắp xếp những nhóm người theo những nhóm tuổi nhất định, đơn vị tính là %

C:

Cơ cấu dân số theo tuổi là sự sắp xếp những nhóm người theo những nhóm tuổi nhất định, đơn vị tính là triệu người

D:

Cơ cấu dân số theo tuổi là cho biết tại từng khu vực kinh tế tình hình dân số và nguồn lao động diễn biến ra sao.

Đáp án: B

4.

Trong cơ cấu dân số theo tuổi nếu tỉ lệ người trên 60 tuổi >15% và tỉ lệ người từ 0 - 14 tuổi chiếm <25% thuộc loại cơ cấu dân số?

A:

Dân số trẻ

B:

Dân số già.

C:

Dân số trung bình.

D:

Dân số cao.

Đáp án: B

5.

 Đặc trưng của cuộc Cách mạng Khoa học và công nghệ hiện đại là gì?

A:

Là quá trình đổi mới công nghệ

B:

Đưa lực lượng sản xuất vào nền sản xuất đại cơ khí

C:

Đưa lực lượng sản xuất vào quá trình tự động hóa cục bộ

D:

Xuất hiện và phát triển bùng nổ công nghệ cao

Đáp án: D

6.

Trong những năm gần đây, thời tiết diễn biến ngày càng thất thường, gia tăng các loại thiên tai (bão, lũ, hạn hán...), nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng. Anh (chị) hãy cho biết đó là vấn đề mang tính toàn cầu không?

A:

Có, là vấn đề mang tính toàn cầu về môi trường

B:

Không phải là vấn đề mang tính toàn cầu.

C:

Có là vấn đề mang tính toàn cầu về bùng nổ dân số

D:

Có, là vấn đề mang tính toàn cầu về xung đột tôn giáo, sắc tộc

Đáp án: A

7.

Khí hậu đặc trưng Châu Phi?

A:

Khô nóng

B:

Nóng Ẩm

C:

Lạnh khô

D:

Ẩm mát

Đáp án: A

Giải thích: Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm trong khu vực nội chí tuyến nên nền nhiệt cao, khí hậu khô nóng, mang tính lục địa.

8.

 Khí hậu đặc trưng khu vực Mỹ La Tinh?

A:

Khí hậu xích đạo, cận xích đạo

B:

Khí hậu ôn đới

C:

Nhiệt đới ẩm và xích đạo

D:

Cận nhiệt đới

Đáp án: C

9.

Đất và khí hậu của Mỹ La tinh thuận lợi trồng cây có nguồn gốc

A:

Nhiệt đới

B:

Cận nhiệt

C:

Ôn đới

D:

Cận nhiệt và ôn đới

Đáp án: A

10.

Các loại hình tổ chức lãnh thổ công nghiệp chủ yếu theo sắp xếp từ nhỏ đến lớn?

A:

 Vùng công nghiệp, Điểm công nghiệp, Trung tâm công nghiệp, Khu công nghiệp tập trung

B:

Điểm công nghiệp, Vùng công nghiệp, Trung tâm công nghiệp, Khu công nghiệp tập trung

C:

Vùng công nghiệp, Trung tâm công nghiệp, Khu công nghiệp tập trung, Điểm công nghiệp

D:

Điểm công nghiệp, Khu công nghiệp tập trung, Trung tâm công nghiệp, Vùng công nghiệp

Đáp án: D

11.

Vị trí địa lí của Hoa Kì nằm ở bán cầu nào

A:

Bắc bán cầu

B:

Tây bán cầu

C:

Nam bán cầu

D:

Đông bán cầu

Đáp án: B

12.

Vị trí địa lí Hoa Kì tiếp giáp các đại dương nào?

A:

Giữa Thái Bình Dương và Nam Đại Dương

B:

Giữa Thái Bình Dương và Châu Đại Dương

C:

Giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

D:

Giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

Đáp án: D

13.

Tại sao Tây Nam Á lại là “điểm nóng” của Thế giới?

I. Có vị trí chiến lược quan trọng, nằm ở ngã ba của ba châu lục.

II. Có tài nguyên dầu mỏ phong phú.

III. Tồn tại các vấn đề mang tính lịch sử: xung đột sắc tộc, tôn giáo...

IV. Sự can thiệp mang tính vụ lợi của các thế lực bên ngoài...

V. Nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh mẽ.

A:

I, II, III, IV

B:

I, II, III, IV, V

C:

I, II, III, V

D:

I, III, IV, V

Đáp án: A

14.

Cho bảng số liệu sau: Sản lượng lương thực của thế giới thời kì 1990 – 2008. ĐV (triệu tấn). 

Năm 1990 2003 2008
Tổng 1950,0 2021,0 3227,6
Lúa mì 592,4 557,3 689,9
Lúa gạo 511,0 585,0 685,0
Ngô 480,7 635,7 822,7
Lương thực khác 365,9 243,0 1030,0

Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện Tốc độ tăng trưởng của sản lượng lương thực của thế giới thời kì 1990 - 2008

A:

Biểu đồ cột

B:

Biểu đồ đường

C:

 Biểu đồ miền

D:

Biểu đồ tròn

Đáp án: B

15.

Cho bảng số liệu sau: Sản lượng lương thực của thế giới thời kì 1990 – 2008. ĐV (triệu tấn). 

Năm 1990 2003 2008
Tổng 1950,0 2021,0 3227,6
Lúa mì 592,4 557,3 689,9
Lúa gạo 511,0 585,0 685,0
Ngô 480,7 635,7 822,7
Lương thực khác 365,9 243,0 1030,0

Cơ cấu lúa mì năm 2008

A:

 21.223%

B:

27.575%

C:

21.375%

D:

17,267%

Đáp án: C

Nguồn: /