Danh sách bài viết

Đề khảo sát môn sinh học lớp 11 chương chuyển hoá vật chất và năng lượng(5).

Cập nhật: 13/08/2020

1.

Nhịp tim trung bình là:

A:

75 lần/phút ở người trưởng thành, 100 đến 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.

B:

85 lần/ phút ở người trưởng thành, 120 đến 140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.

C:

75 lần/phút ở người trưởng thành, 120 đến 140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.

D:

65 lần/phút ở người trưởng thành, 120  đến 140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.

Đáp án: C

2.

Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?

A:

Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.

B:

Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.

C:

Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.

D:

Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.

Đáp án: A

3.

Vì sao ở lưỡng cư và bò sát trừ (cá xấu) có sự pha máu?

A:

Vì chúng là động vật biến nhiệt.

B:

Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.

C:

Vì tim chỉ có 2 ngăn.

D:

Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.

Đáp án: D

4.

Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có:

A:

Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim).

B:

Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.

C:

Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.

D:

Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.

Đáp án: A

5.

Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là:

A:

0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây.

B:

0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.

C:

0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.

D:

0,6 giây, trong đó tâm nhĩo co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.

Đáp án: B

6.

Ý nào không phải là sai khác về hoạt động của cơ tim so với hoạt động của cơ vân?

A:

Hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.

B:

Hoạt động tự động.

C:

Hoạt động theo chu kì.

D:

Hoạt động cần năng lượng.

Đáp án: D

7.

Hệ tuần hoàn kép có ở động vật nào?

A:

Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.

B:

Chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

C:

Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.

D:

Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá.

Đáp án: B

8.

Hệ tuần hoàn kín đơn có ở những động vật nào?

A:

Chỉ có ở mực ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá.

B:

Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.

C:

Chỉ có ở cá, lưỡng cư.

D:

Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.

Đáp án: A

9.

Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn?

A:

Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.

B:

Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.

C:

Máu giàu O2được tim bơm đi tạo áp lực đẩy máu đi rất lớn.

D:

Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa hơn.

Đáp án: B

10.

Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là:

A:

Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.

B:

Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim co bóp nhẹ, nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.

C:

Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co bóp bình thường.

D:

Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ trên ngưỡng, cơ tim không co bóp.

Đáp án: A

11.

Huyết áp là:

A:

Lực co bóp của tâm thất tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

B:

Lực co bóp của tâm nhĩ tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

C:

Lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

D:

Lực co bóp của tim tống nhận máu từ tĩnh mạch tạo nên huyết áp của mạch.

Đáp án: C

12.

Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?

A:

Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

B:

Vì mạch bị xơ cứng, tính đan đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

C:

Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

D:

Vì thành mạch dày lên, tính ddanf hồi kém đặc biệt là các mạch ơt não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

Đáp án: B

13.

Liên hệ ngược là:

A:

Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

B:

Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

C:

Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trở về bình thường sau khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

D:

Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

Đáp án: C

14.

Ý nào không phải là đặc tính của huyết áp?

A:

Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.

B:

Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển.

C:

Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.

D:

Càng xa tim, huyết áp càng giảm.

Đáp án: B

15.

Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch?

A:

Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn.

B:

Vì mao mạch thường ở xa tim.

C:

Vì số lượng mao mạch lớn hơn.

D:

Vì áp lực co bóp của tim giảm.

Đáp án: A

Nguồn: /