Danh sách bài viết

Đề thi HK2 môn Sinh lớp 11 năm 2020 - Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt Kiên Giang

Cập nhật: 21/08/2020

1.

Phát triển ở thực vật là:

A:

Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.

B:

Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.

C:

Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.

D:

Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.

Đáp án: C

2.

Cơ sở của sự sinh trưởng ở thực vật là:

A:

những biến đổi diễn ra theo chu trình sống

B:

quá trình tăng về số lượng, khối lƣợng và kích thước của tế bào

C:

quá trình cây cao lên và to ra trong toàn bộ chu kì sinh trƣởng và phát triển của nó

D:

quá trình có sự biến đổi về số lƣợng tế bào của rễ, thân, lá

Đáp án: B

3.

Trong sinh trưởng của thực vật:

(1) sinh trưởng sơ cấp ở thực vật có ở cây Một lá mầm và phần non của cây Hai lá mầm.

(2) khác với sinh trưởng thứ cấp, sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là do hoạt động của mô phân sinh bên tạo thành.

(3) quá trình sinh trưởng thứ cấp làm cho cây lớn và cao lên do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên tạo ra.

(4) các cây như: cau, dừa, lúa mì, ngô, tre đều không có sinh trưởng thứ cấp. 

(5) sinh trưởng sơ cấp tạo ra tầng sinh vỏ và tầng sinh mạch cho cây.

Những kết luận không đúng là: 

A:

1, 5

B:

2, 3, 4

C:

2, 3, 5

D:

1, 3, 4

Đáp án: C

4.

(1) ảnh hưởng đến sự tạo rễ, hình thành chồi, hoa, sự rụng lá từ đó có những cao cành lá vươn cao hoặc chỉ mọc bên dưới tán lá của cây khác

(2) có vai trò quyết định ở giai đoạn nảy mầm của hạt, chồi và làm nên sự khác biệt rõ giữa thảm thực vật vùng ôn đới so với thực vật vùng nhiệt đới

(3) là nguyên liệu cho trao đổi chất và ảnh hưởng đến hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây

(4) có vai trò kích thích hoặc kìm hãm quá trình sinh trưởng của cây.

(1), (2), (3), (4) lần lượt là những nhân tố nào ảnh hưởng đến sinh trưởng ở thực vật: 

A:

nhiệt độ, ánh sáng, nước, hoocmôn thực vậ

B:

ánh sáng, nhiệt độ, nước, hoocmôn thực vật

C:

ánh sáng, nước, nhiệt độ, hoocmôn thực vật

D:

nhiệt độ, nước, ánh sáng, hoocmôn thực vật

Đáp án: B

5.

Một cây lùn do sản xuất không đủ lượng chất điều hòa sinh trưởng. Hoocmon thực vật nào sau đây có vai trò điều chỉnh giúp cây sinh trưởng bình thường? 

A:

Êtilen

B:

Axit abxixic

C:

Xitôkinin

D:

Gibêrêlin

Đáp án: D

6.

Khi nói về tương quan hoocmon thực vật, câu nào sau đây có nội dung không đúng?

A:

Tỉ lệ giữa GA/AAB có ảnh hưởng quyết định đến quá trình hạt nảy mầm hoặc duy trì trạng thái ngủ của hạt

B:

Khi hạt ở trạng thái ngủ, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại

C:

Trong hạt nảy mầm, AAB tăng nhanh và đạt trị số cực đại, còn GA giảm xuống rất mạnh

D:

Tương quan giữa auxin và xitôkinin điều tiết sự phát triển của mô calus

Đáp án: C

7.

Trong điều kiện bình thường, khi đã trưởng thành, cây mía ra hoa vào những tháng cuối năm và lúc này lượng đường trong cây sẽ giảm sút. Nếu muốn thu hoạch mía muộn vào mùa xuân năm sau mà chất lượng đường trong cây không bị giảm thì các nhà vườn có thể áp dụng biện pháp:  

A:

thắp đèn ban đêm trong ruộng mía vào mùa ra hoa của chúng

B:

thắp đèn ban đêm trong ruộng mía vào mùa xuân khi thu hoạch

C:

cắt tỉa ngọn mía để chúng đừng ra hoa

D:

ngưng tưới nước và tiếp tục bón phân để tăng lượng đường trong cây

Đáp án: A

8.

Đặc điểm sinh trưởng của động vật:

(1) Lớn lên của cơ thể.

(2) Biệt hoá tế bào hình thành các mô và cơ quan khác nhau.

(3) Có sự biến đổi về hình thái và sinh lí khác nhau.

(4) Có hai hình thức là có biến thái và không biến thái.

(5) Tăng kích thước và khối lượng cơ thể.

(6) Tế bào lớn lên và phân chia.

Phương án lực chọn đúng là: 

A:

4, 5, 6

B:

3, 4, 5

C:

2, 3, 4

D:

1, 5, 6

Đáp án: D

9.

Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của phát triển có biến thái ở động vật?

(1) Trứng muỗi nở cung quăng, rồi phát triển thành muỗi.

(2) Nòng nọc có đuôi còn ếch thì không

(3) Rắn lột bỏ da

(4) Bọ ngựa trưởng thành khác bọ ngựa còn non ở một số chi tiết

(5) Sự phát triển của phôi thai ở khỉ cho đến con trưởng thành

(6) Bướm có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý rất khác với sâu bướm.

Phương án lực chọn đúng là: 

A:

1, 2, 4, 6

B:

2, 3, 4, 6

C:

2, 3, 5

D:

1, 5, 6

Đáp án: A

10.

Khi nói đến sự phát triển của bướm và châu chấu, kết luận đúng là:

A:

Giai đoạn phôi của bướm là phát triển qua biến thái hoàn toàn còn giai đoạn phôi của châu chấu là phát triển qua biến thái không hoàn toàn

B:

Sự phát triển của bướm là có biến thái vì ấu trùng có đặc điểm cấu tạo, hình thái, sinh lí rất khác con trưởng thành còn châu chấu là sự phát triển không biến thái vì ấu trùng có đặc điểm cấu tạo, hình thái, sinh lí tương tự con trưởng thành

C:

Sự phát triển của bướm và châu chấu đều có biến thái ở giai đoạn hậu phôi

D:

Giai đoạn hậu phôi của bướm là phát triển qua biến thái không hoàn toàn còn giai đoạn hậu phôi của châu chấu là phát triển qua biến thái hoàn toàn

Đáp án: C

11.

Ở một người đàn ông 30 tuổi thấy xuất hiện các triệu chứng như: bàn tay và bàn chân rộng ra, các ngón tay và các ngón chân to và thô, đặc biệt là sự to bất thường ở các sụn đầu xương. Sau khi được bác sĩ khám, ông ta đƣợc biết đây là triệu chứng của một bệnh do hoạt động tiết hoocmôn bất thường của tuyến yên. Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy cho biết đây là bệnh gì và tuyến yên đã hoạt động bất thường như thế nào? 

A:

Bệnh khổng lồ, tuyến yên tăng tiết hoocmôn GH

B:

Bệnh khổng lồ, tuyến yên giảm tiết hoocmôn GH

C:

Bệnh to đầu xương chi, tuyến yến giảm tiết hoocmôn GH

D:

Bệnh to đầu xương chi, tuyến yến tăng tiết hoocmôn GH

Đáp án: D

12.

Sinh sản vô tính ở thực vật là: 

A:

Tạo ra cây con chỉ giống cây mẹ nên có sự thích nghi cao với mọi môi trường sống

B:

Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái

C:

Tạo ra cây con giống bố mẹ do có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái

D:

Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ nên có tính đa dạng rất cao

Đáp án: B

13.

Trong các cây trồng bằng cách giâm cành, loại cây dễ sống nhất là:

A:

Các loại cây ăn quả vì cành của chúng có nhiều chồi

B:

Các loại cây sống ở bùn lầy vì môi trường ẩm cành dễ mọc rễ

C:

Các loại cây thân chứa nhiều chất dinh dưỡng hoặc có nhựa mủ

D:

Các loại cây cảnh vì chúng được chăm sóc tốt

Đáp án: C

14.

Một cây có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 24. Một tế bào lưỡng bội của noãn tiến hành quá trình giảm phân tạo 4 tế bào con. Một trong 4 tế bào sẽ tiến hành phân chia liên tiếp để tạo túi phôi (thể giao tử cái). Hãy cho biết trong túi phôi chứa bao nhiêu tế bào và mỗi tế bào chứa bao nhiêu nhiễm sắc thể?

A:

4 tế bào với mỗi tế bào có 12 nhiễm sắc thể

B:

4 tế bào với mỗi tế bào có 24 nhiễm sắc thể

C:

8 tế bào với mỗi tế bào có 12 nhiễm sắc thể 

D:

8 tế bào với mỗi tế bào có 24 nhiễm sắc thể

Đáp án: C

15.

Khi nói đến thụ tinh kép ở thực vật có hoa, có mấy nội dung sau đây không đúng?

(1) Thụ tinh kép có ở các loài thực vật mà không có ở động vật.

(2) Cùng lúc giao tử đực thứ nhất thụ tinh với tế bào trứng tạo thành hợp tử, giao tử đực thứ hai đến hợp nhất với nhân lƣỡng bội của túi phôi tạo nên nhân tam bội.

(3) Hai nhân của giao tử đực cùng lúc hợp nhất với nhân của tế bào trứng.

(4) Tiết kiệm vật liệu di truyền do sử dụng cả 2 giao tử đực khi thụ tinh.

(5) Nội nhũ cung cấp chất dinh duỡng cho sự phát triển của phôi khi hạt nảy mầm và nuôi duỡng cây con ở giai đoạn đầu.

A:

1

B:

2

C:

3

D:

4

Đáp án: C

Nguồn: /