Danh sách bài viết

Đề thi môn Sinh học THPT Quốc Gia 2018 - Mã đề 206

Cập nhật: 15/08/2020

1.

Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?

A:

Cá chép

B:

Rắn hổ mang

C:

Châu chấu

D:

Chim bồ câu

Đáp án: C

2.

Một quần thể  đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0.4. theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là

A:

0.40

B:

0.16

C:

0.60

D:

0.48

Đáp án: B

3.

Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường được thực hiện qua da?

A:

Chim bồ câu

B:

Cá chép

C:

Giun đất

D:

Châu chấu

Đáp án: C

4.

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm cho một alen dù có lowiju cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể?

A:

Chọn lọc tự nhiên

B:

Giao phối không ngẫu nhiên

C:

Các yếu tố ngẫu nhiên

D:

Đột biến

Đáp án: C

5.

Côđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A:

5’AGG3’.

B:

5’AXX3’.

C:

5’AGX3’.

D:

5’UGA3’.

Đáp án: D

6.

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào sau đây phát sinh loài người?

A:

Đại Nguyên sinh.

B:

Đại Cổ sinh.

C:

Đại trung sinh.

D:

Đại Tân sinh.

Đáp án: D

7.

Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá?

A:

Tế bào mạch rây.

B:

Tế bào khí khổng.

C:

Tế bào mô giậu.

D:

Tế bào mạch gỗ.

Đáp án: B

8.

Từ phôi cừu có kiểu gen DdEe, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu con có kiểu gen

A:

DDee

B:

DdEe

C:

DDEE

D:

ddee

Đáp án: B

9.

Ở thực vật, nguyên tốt dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng?

A:

Bo.

B:

Cacbon. 

C:

Sắt.

D:

Môlipđen.

Đáp án: B

10.

Trùng roi (Trichomomas) sống trong ruột mối tiết emzim phân giải xenlulôzơ trong thức ăn của mối thành đường để nuôi sống cả hai. Đây là ví dụ về mối quan hệ

A:

cộng sinh. 

B:

hội sinh.

C:

hợp tác. 

D:

kí sinh.

Đáp án: A

11.

Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Đây là ví dụ về mối quan hệ

A:

hỗ trợ khác loài.

B:

hỗ trợ cùng loài.

C:

cạnh tranh khác loài.

D:

cạnh tranh cùng loài.

Đáp án: B

12.

Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a. theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn cá thể có kiểu hình thái lặn? 

A:

aa x  aa.

B:

Aa x Aa.

C:

AA x aa.

D:

Aa x  aa.

Đáp án: A

13.

Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A:

Ở người, quá tringh tiêu hóa hóa học chỉ diễn ra ở ruột non.

B:

Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào.

C:

Ở thỏ, quá trình tiêu hóa hóa học chỉ diễn ra ở manh tràng.

D:

Ở động vật nhai lại, dạ múi khế có khả năng tiết ra enzim pepsin và HCl.

Đáp án: D

14.

Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? 

A:

Khi nguồn thức ăn của quần thể càng dồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng càng gây gắt.

B:

Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng phổ biến ở các quần thể động vật.

C:

Ở thực vật, cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa.

D:

Số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng loài càng giảm.

Đáp án: C

15.

Một phân tử AND ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtít loại G của phân tử này là 

A:

20%.

B:

30%.

C:

60%.

D:

15%.

Đáp án: B

Nguồn: /