Danh sách bài viết

Đề thi Sinh Học cơ bản và nâng cao (5)

Cập nhật: 22/08/2020

1.

Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen đột biến a. Giả sử ở một phép lai, trong tổng số giao tử đực, giao tử mang alen a chiếm 5%. Trong tổng số giao tử cái, giao tử mang alen a chiếm 10%. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỉ lệ

A:

0,5%

B:

90,5%

C:

3,45%

D:

85,5%

Đáp án: C

Đực: PA = 0,95, qa = 0,05; Cái: PA = 0,9, qa = 0,1

  • Thể đột biến: aa = 0,05 x 0,1 = 0,005
  • Cơ thể mang gen đột biến: 1 – AA = 1 – 0,95 x 0,9 = 0,855
  • Tỷ số: 0,005/ 0,855 = 3,45%

2.

Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

A:

Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.

B:

Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

C:

Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.

D:

Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.

Đáp án: B

3.

Các khu sinh học (Biôm) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là:

A:

Đồng rêu hàn đới -> Rừng mưa nhiệt đới -> Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa).

B:

Đồng rêu hàn đới -> Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) -> Rừng mưa nhiệt đới

C:

Rừng mưa nhiệt đới -> Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa) -> Đồng rêu hàn đới

D:

Rừng mưa nhiệt đới -> Đồng rêu hàn đới -> Rừng rụng lá ôn đới (rừng lá rộng rụng theo mùa)

Đáp án: C

4.

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau. Tiến hành phép lai P: , trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 50,73%. Theo lí thuyết, số cá thể F1 có kiểu hình lặn về một trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ

A:

11,04%

B:

16,91%

C:

22,43%

D:

27,95%

Đáp án: D

Dựa vào kết quả  trong hoán vị gen của cặp A,a và B,b ; còn cặp Dd phân ly độc lập.

x Trội- trội

y Trội – lặn

z Lặn – trội

k lặn – lặn

Với k > 0 : Ta luôn có: x + y +z + k = 1   x+ y = 0.75 ; y + k = 0.25 ; x- k = 0.5

  • x = (0,5073) / (3/4) = 0,6764
  • y = 0,75 – 0,6764 = 0,0736
  • z = 1 – x – y – k = 1 – 0,6764 – 0,25 = 0,0736

Tỷ lệ kiểu hình lặn về 1 tính trạng có 3 trường hợp (lặn cặp A,a hoặc cặp B,b hoặc D,d)

= 0,0736 x 3/4 + 0,0736 x 3/4 + 0,6764 x 1/4 = 27,95%

5.

So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa vì

A:

đa số đột biến gen là có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại các đột biến có lợi.

B:

alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự nhiên vẫn tích lũy các gen đột biến qua các thế hệ.

C:

các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ.

D:

đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh vật.

Đáp án: D

6.

Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng

A:

để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit.

B:

để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN.

C:

để axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN.

D:

để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN.

Đáp án: C

7.

Ở một loài động vật, xét hai lôcut gen trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, lôcut I có 2 alen, lôcut II có 3 alen. Trên nhiễm sắc thể thường, xét lôcut III có 4 alen. Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể của loài này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về ba lôcut trên?

A:

570

B:

270

C:

210

D:

180

Đáp án: A

* Xét locus I và II:

Số loại NST X: 2 x 3 = 6

Số loại NST Y: 2 x 3 = 6

Số lại kiểu gen XX: 6 + C26 = 21, số loại kiểu gen XY = 6 x 6 = 36

  • Tổng số kiểu gen 2 lôcus là 21 + 36 = 57

* Xét locus 4: Tổng số kiểu gen: 4 + C24 = 10

* Tổng số kiểu gen: 10 x 57 = 570

8.

Hiện nay, người ta giả thiết rằng trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên có thể là

A:

ARN

B:

ADN

C:

lipit

D:

prôtêin

Đáp án: A

9.

Khi nói về liên kết gen, phát biểu nào sau đây là đúng?

A:

Ở tất cả các loài động vật, liên kết gen chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái.

B:

Liên kết gen làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

C:

Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.

D:

Trong tế bào, các gen luôn di truyền cùng nhau thành một nhóm liên kết.

Đáp án: C

10.

Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, phép lai thu được ở đời con có số cá thể mang kiểu gen dị hợp về một cặp gen chiếm tỉ lệ

A:

50%

B:

87,5%

C:

12,5%

D:

37,5%

Đáp án: D

( ½ x 2/4 x ½ ) 3 trường hợp = 37,5%

11.

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

A:

Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.

B:

Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit.

C:

Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.

D:

Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.

Đáp án: B

12.

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam Điệp (Triat) có lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là:

A:

Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.

B:

Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.

C:

Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hóa chim

D:

Phân hóa cá xương. Phát sinh lưỡng cư và côn trùng

Đáp án: B

13.

Một trong những đặc điểm của thường biến là

A:

có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.

B:

phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính.

C:

xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.

D:

di truyền được cho đời sau và là nguyên liệu của tiến hóa.

Đáp án: C

14.

Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?

A:

Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

B:

Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

C:

Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.

D:

Mức sinh sản và mức tử vong của quần thể có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

Đáp án: D

15.

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số 24%. Theo lí thuyết, phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử về cả bốn cặp gen và tỉ lệ kiểu hình trội về cả bốn tính trạng trên lần lượt là

A:

7,22% và 19,29%

B:

7,22% và 20,25%

C:

7,94% và 19,29%

D:

7,94% và 21,09%

Đáp án: C

Tỷ lệ kiểu gen dị hợp 4 cặp gen: ½ Aa x 2/4 Bb x { (0,5-f/2)2 x 2 + (f/2 x 2)}D-E- = 7,94%

Tỷ lệ kiểu hình trội 4 tính trạng: ½ A- x ¾ B- x {(0,5-f/2)2 x 2 + (f/2 x 3) + (0,5-f/2) x f/2 x 4)}B-D- = 19,29%

Nguồn: /