Danh sách bài viết

Đề thi THPTQG Trường THPT Bắc Đuống - Đống Đa Hà Nội Môn: Sinh Năm 2020

Cập nhật: 19/08/2020

1.

Cơ thể thực vật chứa các tế bào mà mỗi tế bào đều thừa 1 NST số 1 gọi là:

A:

Thể ba nhiễm

B:

Thể dị nhiễm

C:

Thể tam bội

D:

Thể một nhiễm

Đáp án: A

2.

Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do nguyên nhân nào dưới đây?

A:

Đột biến gen thành alen lặn nằm trên NST X

B:

Đột biến gen trên NST thường

C:

Đột biến mất cặp nucleotide

D:

Đột biến lệch khung

Đáp án: B

3.

Loài người Homo habilis được đặt tên như vậy do:

A:

Họ là vượn người phương Nam

B:

Họ là người vượn

C:

Họ là người khéo léo

D:

Họ là người đứng thẳng.

Đáp án: C

4.

Đối với một dây tơ hồng (Cuscuta europaea) sống trên cây nhãn trong vườn trường, đâu là yếu tố vô sinh:

A:

Cây nhãn

B:

Sâu đo

C:

Con ong

D:

Lá nhãn rụng

Đáp án: D

5.

Trong số các hình thức cảm ứng sau đây, hình thức nào không xuất hiện ở thực vật bậc cao?

A:

Hướng sáng âm

B:

Hướng trọng lực âm

C:

Hướng trọng lực dương

D:

Hướng nước âm

Đáp án: D

6.

Khi nói về các dạng hệ thần kinh ở động vật, phát biểu nào sau đây chính xác?

A:

Ở thủy tức, hệ thần kinh có dạng chuỗi hạch, sự điều chỉnh hoạt động các xúc tu do các hạch thần kinh khác nhau điều khiển.

B:

Ở mực và bạch tuộc, hệ thần kinh có dạng mạng lưới, điều chỉnh các phản xạ theo kiểu co giật toàn thân.

C:

Ở hệ thần kinh dạng ống, trung ương thần kinh bao gồm não và tủy sống.

D:

Não người gồm có 5 phần riêng rẽ nằm trong hộp sọ bao gồm: bán cầu đại não trái, bán cầu đại não phải, tiểu não, hành não, cầu não.

Đáp án: C

7.

Dạng carbon nào là chất đầu vào chủ yếu cho các hệ sinh thái trên cạn?

A:

Carbonic

B:

Carbon monoxide

C:

HCO3-

D:

Chất hữu cơ

Đáp án: A

8.

Ở sinh vật nhân thực, hiện tượng gen phân mảnh có ý nghĩa:
(1) Làm giảm tần số đột biến có hại vì các đột biến vào phần intron sẽ ít gây ra hậu quả xấu hơn.
(2) Tăng số lượng các axit amin trong chuỗi polypeptit mà gen này mã hóa.
(3) Làm tăng tỉ lệ cho đột biến, tạo ra nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.
(4) Làm tăng số lượng ribonucleotit của phân tử mARN mà gen đó mã hóa.
(5) Tạo ra một lượng trình tự ADN dự trữ trong hệ gen của loài.
Các luận điểm chính xác, bao gồm:

A:

(1); (2) và (5)

B:

(1); (4) và (5)

C:

(1) (3) và (5)

D:

(1); (2); (4) và (5)

Đáp án: C

9.

Mã di truyền 5’AGU3’ trên mARN mã hóa cho axit amin Ser sẽ được dịch mã bởi phân tử tARN có bộ ba đối mã có dạng:

A:

5’AGU3’

B:

5’AGT3’

C:

3’UXA5’

D:

3’TXA5’

Đáp án: C

10.

Sự tổng hợp ADN là nửa gián đoạn, trong đó có sự hình thành của các đoạn Okazaki, nguyên nhân là do:

A:

Enzym ADN polymeraza chỉ có thể trượt liên tục theo một chiều nhất định từ 5’ đến 3’ của mạch khuôn.

B:

Sự tổng hợp ADN diễn ra lần lượt trên mạch thứ nhất, sau đó tiến hành trên mạch thứ 2 nên trên một mạch phải hình thành các đoạn Okazaki.

C:

ADN polymerase tổng hợp theo một chiều mà 2 mạch gốc của ADN lại ngược chiều nhau. Sự tháo xoắn ở mỗi chạc tái bản cũng chỉ theo 1 chiều nên 1 sợi tổng hợp liên tục, một sợi bị gián đoạn.

D:

Do quá trình tổng hợp sợi mới luôn theo chiều 3’ – 5’ do vậy quá trình tháo xoắn luôn theo chiều hướng này, trên mạch khuôn nói trên quá trình tổng hợp là liên tục, còn mạch đối diện quá trình tổng hợp là gián đoạn.

Đáp án: C

11.

Khẳng định nào dưới đây là chính xác khi nói về điều hòa biểu hiện gen ở Eukaryote

A:

Khác với Prokaryote, ở Eukaryote không có các trình tự tăng cường và các trình tự gây bất hoạt, cơ chế điều hòa phụ thuộc chủ yếu vào độ mạnh của vùng điều hòa và vùng khởi động.

B:

Trong cùng một loại tế bào, các mARN có tuổi thọ khác nhau, ngay cả các protein sau khi được tổng hợp cũng chịu sự kiểm soát bởi một số enzym.

C:

ADN trong các tế bào Eukaryote có số lượng các cặp nucleotit rất lớn, phần lớn chúng tham gia vào mã hóa cho các protein cấu trúc.

D:

Vật chất di truyền của Eukaryote được sắp xếp gọn trong NST và hình thành các đơn vị nucleosom, nên quá trình điều hòa đơn giản hơn ở Prokaryote

Đáp án: B

12.

Khi nói về đột biến gen ở các nhóm sinh vật khác nhau, nhận định nào dưới đây là chính xác?

A:

Các tác nhân đột biến rất nguy hiểm ở chỗ, chỉ cần sự có mặt của chúng bất kể liều lượng cũng đã gây ra những biến đổi nguy hiểm đối với vật chất di truyền.

B:

Các đột biến thành gen lặn trong quá trình giảm phân hình thành giao tử sẽ được biểu hiện thành kiểu hình nếu giao tử đó đi vào quá trình thụ tinh hình thành hợp tử.

C:

Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại, có thể là trung tính. Đây là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa,.

D:

Người ta thường coi đột biến gen là các biến đổi trong cấu trúc của gen. Tuy nhiên, thực tế chỉ các biến đổi làm ảnh hưởng tới vùng vận hành, vùng khởi động và vùng mã hóa làm biến đổi cấu trúc của chuỗi polypeptit mới được coi là đột biến thực.

Đáp án: C

13.

Hệ rễ của thực vật bậc cao:

A:

Có thể hấp thu được nitơ dưới dạng hợp chất hữu cơ, tiến hành chuyển hóa thành axit amin và cung cấp nguyên liệu cho tế bào sống.

B:

Có khả năng tiết ra enzyme phân giải protein trong đất, giải phóng axit amin và lông hút hấp thụ axit amin cho các hoạt động sống của cây.

C:

Hấp thụ nitơ dưới dạng amon và nitrate, chuyển hóa các hợp chất nitơ vô cơ này thành nitơ Có khả năng tham gia quá trình phản nitrate hóa giải phóng nitơ vào trong đất, làm đất
màu mỡ hơn.hữu cơ phục vụ cho các hoạt động sống.

D:

Có khả năng tham gia quá trình phản nitrate hóa giải phóng nitơ vào trong đất, làm đất màu mỡ hơn.

Đáp án: C

14.

Sơ đồ bên đây mô tả kỹ thuật nhân bản vô tính cừu Dolly năm 1997. Một học sinh đưa ra các phát biểu về quá trình này:
(1). Cừu Dolly không chứa bất kỳ vật chất di truyền nào của cừu mặt đen B.
(2). Vật chất di truyền của cừu Dolly hầu hết giống với vật chất di truyền của cừu mặt trắng A.
(3). Cừu Dolly mang vật chất di truyền của cả 3 cừu tham gia vào thí nghiệm.
(4). Về bản chất sinh học, cừu Dolly không phải là con của bất kỳ 3 con cừu nào kể trên.
Số khẳng phát biểu đúng là:

A:

1

B:

2

C:

3

D:

4

Đáp án: B

15.

Cho các cặp cấu trúc giữa một số đối tượng sinh vật dưới đây:
(1). Cánh chim – Cánh dơi                      (2). Tay người – Vây cá heo
(3). Cánh chim – Cánh ruồi                     (4). Tuyến nọc rắn – tuyến nước bọt ở người.
(5). Mã bộ ba trên gen và trên mARN     (6). Chân người và càng châu chấu
Dựa trên các hiểu biết về cơ quan tượng tự và cơ quan tương đồng, hãy chỉ ra các trường hợp cho thấy hiện tượng tiến hóa phân ly ở các đối tượng sinh vật.

A:

(1); (2); (4)

B:

(1); (2); (5); (6)

C:

(1); (5); (6)

D:

(1); (3); (4); (5)

Đáp án: A

Nguồn: /