Danh sách bài viết

Đề thi THPTQG Trường THPT Kỳ Sơn Nghệ An Môn: Sinh học Năm 2020

Cập nhật: 18/08/2020

1.

Ở người, bệnh mù màu đỏ - xanh lục do một alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội tương ứng quy định nhìn màu bình thường. Một người phụ nữ nhìn màu bình thường có chồng bị bệnh này, họ sinh ra một người con trai bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Theo lí thuyết, người con trai này nhận alen gây bệnh từ ai?
 

A:

Bố
 

B:

Mẹ
 

C:

Bà nội
 

D:

Ông nội
 

Đáp án: B

A- bình thường

a- mù màu

Người con trai mù màu có kiểu gen Xa Y → Nhận Xa từ mẹ

Đáp án B
 

2.

Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
 

A:

Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn tạo ra thể ba
 

B:

Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên gấp bội
 

C:

Sử dụng cônsixin để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật
 

D:

Các thể đa bội đều không có khả năng sinh sản hữu tính
 

Đáp án: C

- A sai vì, tạo ra thể khảm chứ không phải là thể ba.

- B sai vì, thể lệch bội là làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp tương đồng → có thể tăng hoặc giảm hàm lượng ADN.

- C đúng, cônsixin có tác dụng ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật

- D sai, vì thể đa bội chẵn có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.

3.

Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch thứ nhất có số nuclêôtit loại T và X lần lượt chiếm 20% và 40% số nuclêôtit của mạch; trên mạch thứ hai có số nuclêôtit loại X chiếm 15% số nuclêôtit của mạch. Tỉ lệ nuclêôtit loại T ở mạch thứ hai so với tổng số nuclêôtit của mạch là

A:

15%.

B:

20%.

C:

10%.

D:

25%.

Đáp án: D

4.

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, một alen có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể bởi tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

A:

Đột biến

B:

giao phối không ngẫu nhiên

C:

Chọn lọc tự nhiên

D:

Các yếu tố ngẫu nhiên

Đáp án: D

5.

Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây đúng?

A:

Đột biến quy định chiều hướng của quá trình tiến hóa nhỏ.

B:

Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên loài mới.

C:

Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không có di - nhập gen.

D:

Nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa nhỏ là biến dị tổ hợp.

Đáp án: B

6.

Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ sinh thái giữa sâu ăn lá ngô và nhái là quan hệ cạnh tranh.
II. Quan hệ dinh dưỡng giữa nhái và rắn hổ mang dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học.
III. Rắn hổ mang và diều hâu thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau.
IV. Sự tăng, giảm số lượng sâu ăn lá ngô sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng nhái.

A:

3

B:

4

C:

2

D:

1

Đáp án: A

Đáp án A

- I sai vì quan hệ sinh thái giữa sâu ăn lá ngô và nhái là mối quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác.

- II đúng vì số lượng nhái bị khống chế bởi rắn hổ mang và ngược lại.

- III đúng vì rắn hổ mang thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 còn diều hâu có bậc dinh dưỡng cấp 5.

- IV đúng vì sâu ăn lá ngô là thức ăn của nhái.

Vậy có 3 phát biểu đúng

7.

Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A:

Mỗi quần thể thường có 3 nhóm tuổi là: Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi đang sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

B:

Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

C:

Cấu trúc tuổi của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

D:

Nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.

Đáp án: C

8.

Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ, thu được F2 có số cây thân thấp, hoa trắng chiếm 2%. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, F2 có số cây thân thấp, hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ

A:

46%

B:

23%

C:

2%

D:

25%

Đáp án: B

9.

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?

A:

Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi tỉ lệ (A + T)/(G + X) của gen

B:

Đột biến điểm có thể không gây hại cho thể đột biến

C:

Đột biến gen có thể làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô của gen

D:

Những cơ thể mang alen đột biến đều là thể đột biến

Đáp án: D

D – sai, nếu alen đột biến là alen lặn nhưng cơ thể mang alen đột biến ở thể dị hợp thì alen đột biến không biểu hiện thành kiểu hình được nên không phải là thể đột biến.

10.

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây sai?

A:

Có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.

B:

Làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.

C:

Có thể dẫn đến làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

D:

So với quần thể có kích thước lớn thì sự biến đổi một cách ngẫu nhiên về tần số alen và thành phần kiểu gen ở quần thể có kích thước nhỏ xảy ra phổ biến hơn.

Đáp án: A

- A sai vì yếu tố ngẫu nhiên không làm xuất hiện kiểu gen mới trong quần thể mà nó chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

- B, C, D là những phát biểu đúng.

11.

Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai AABB x AABb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?

A:

4

B:

1

C:

3

D:

2

Đáp án: D

P: AABB x AABb → 1AABB : lAABb

Vậy đời con có 2 kiểu gen

12.

Áp suất rễ thường thể hiện ở những hiện tượng nào?

A:

Hiện tượng rỉ nhựa.

B:

Hiện tượng ứ giọt.

C:

Hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt.

D:

Hiện tượng rỉ nhựa và thoát hơi nước.

Đáp án: C

Áp suất rễ thường thể hiện ở 2 hiện tượng : hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt.

13.

Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những loại cây nào?

A:

Cây thân gỗ.

B:

Cây thân cột.

C:

Cây thần bò.

D:

Cây bụi thấp và những cây thân thảo.

Đáp án: D

Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những loại cây bụi thấp và những cây thân thảo.

14.

Ở thực vật, sản phẩm của quá trình hô hấp là

A:

CO2, O2

B:

H2O và năng lượng

C:

năng lượng

D:

CO2, H2O và năng lượng

Đáp án: D

Sản phẩm của quá trình hô hấp ở thực vật là CO2, H2O và năng lượng.

15.

Cường độ quang hợp là chỉ số thể hiện hiệu suất hoạt động quang hợp của cơ quan nào dưới đây?

A:

B:

Thân

C:

Rễ

D:

Củ

Đáp án: A

Cơ quan quang hợp chủ yếu xảy ra ở lá, vậy cường độ quang hợp là chỉ số thể hiện hiệu suất hoạt động quang hợp của lá.

Nguồn: /