Danh sách bài viết

Đề thi THPTQG Trường THPT Kỳ Sơn Nghệ An Môn: Địa lý Năm 2020

Cập nhật: 21/08/2020

1.

Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu là:

A:

Hàn đới và ôn đới lục địa.

B:

Hàn đới và ôn đới đại dương.

C:

Ôn đới và cận nhiệt đới.

D:

Ôn đới đại dương và nhiệt đới.

Đáp án: C

2.

Một đặc điểm cơ bản của địa hình nước Nga là

A:

cao ở phía bắc, thấp về phía nam

B:

cao ở phía nam, thấp về phía bắc

C:

cao ở phía đông, thấp ở phía tây

D:

cao ở phía tây, thấp về phía đông

Đáp án: C

Một đặc điểm cơ bản của địa hình nước Nga là địa hình cao ở phía đông, thấp dần về phía tây (sgk Địa lí 11 trang 62)

3.

Nhân tố nào dưới đây không tác động trực tiếp đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?

A:

Vị trí địa lí

B:

Tài nguyên thiên nhiên

C:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

D:

Thị trường

Đáp án: C

4.

Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí , nào?

A:

Có sự phân bố theo những điểm cụ thể.

B:

Có sự di chuyển theo các tuyến.

C:

Có sự phân bố theo tuyến.

D:

Có sự phân bố rải rác theo không gian.

Đáp án: B

Phương pháp ký hiệu đường chuyển động là phương pháp biểu hiện hướng di chuyển các đối tượng địa lí, các hiện tượng kinh tế xã hội trên bản đồ. Nhìn vào các mũi tên, mình có thể xác định được hướng, tốc độ, loại... đối tượng thể hiện.

5.

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời tự quay quanh trục theo hướng nào?

A:

Thuận chiều kim đồng hồ, trừ Kim tinh.

B:

Ngược chiều kim đồng hồ với tất cả các hành tinh.

C:

Ngược chiều kim đồng hồ, trừ Kim tinh, Thiên Vương tinh.

D:

Thuận chiều kim đồng hồ.

Đáp án: C

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời tự quay quanh trục theo hướng ngược chiều kim đồng hồ hay hướng từ tây sang đông. Tuy nhiên, chỉ có Kim tinh và Thiên Vương tinh là theo chiều ngược lại.

6.

Đâu là thách thức của nước ta khi toàn cầu hóa kinh tế?

A:

Tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài.

B:

Đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh.

C:

Đa dạng hóa các sản phẩm.

D:

Có điều kiện tiếp cận với nhiều thị trường trên thế giới.

Đáp án: B

Khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế, thách thức của chúng ta chính là phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ bên ngoài. Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải nỗ lực hết sức để có thể tồn tại lâu dài.

7.

Nước ta nằm vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng nào?

A:

Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

B:

Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

C:

Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải.

D:

Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Đáp án: B

Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
Với vị trí này, giúp cho chúng ta có được nguồn khoáng sản và sinh vật phong phú.

8.

Địa hình đồi núi thấp và đồng bằng chiếm tỉ lệ bao nhiêu diện tích lãnh thổ nước ta?

A:

1/4

B:

2/3

C:

3/4

D:

5/6

Đáp án: C

Địa hình nước ta 3/4 là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
Địa hình đồi núi thấp và đồng bằng chiếm tỉ lệ 85% diện tích lãnh thổ nước ta. Điều này, giúp bảo toàn tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta.

9.

Vận động tạo núi Tân kiến tạo làm địa hình nước ta thay đổi như thế nào?

A:

Có nhiều dạng đồng bằng xuất hiện.

B:

Địa hình trẻ lại tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.

C:

Địa hình thoải và ít cắt xẻ hơn.

D:

Địa hình chia thành nhiều khu vực khác nhau.

Đáp án: B

Lãnh thổ nước ta đã được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo. Trải qua hàng chục triệu năm không được nâng lên, các vùng núi bị ngoại lực bào mòn, phá hủy tạo nên những bề mặt san bằng cổ, thấp và thoải. Đến Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa... Trong từng bậc địa hình lớn như đồi núi, đồng bằng, bờ biển, còn có các bậc địa hình nhỏ như các bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông, thềm biển... đánh dấu sự nâng lên của địa hình nước ta thời kì Tân kiến tạo..

10.

Dải đồi Trung du rộng nhất nước ta nằm ở đâu?

A:

Khu vực tây bắc.

B:

Khu vực Đông Nam Bộ.

C:

Phía bắc và tây đồng bằng sông Hồng.

D:

Phía đông của đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: C

Trung du là một dạng địa hình chuyển tiếp giữa vùng núi cao xuống khu vực đồng bằng. Dải đồi Trung du rộng nhất nước ta nằm ở phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng.

11.

Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam biểu hiện qua khí hậu là

A:

làm tăng tính thất thường của khí hậu.

B:

tăng độ ẩm của các khối khí đi qua biển.

C:

làm cho mùa đông lạnh và khô hơn.

D:

làm cho gió đi qua biển mạnh hơn.

Đáp án: B

Biển Đông là kho dự trữ nhiệt và ẩm lớn. Biển Đông ảnh hưởng đến thiên nhiên Việt Nam được biểu hiện qua yếu tố: khí hậu, địa hình hệ sinh thái, tài nguyên khoáng sản, thiên tai. Trong đó, ảnh hưởng tới khí hậu là làm tăng độ ẩm của các khối khí đi qua biên: Gió mùa mùa hạ đi qua biến được tăng ẩm gây mưa nhiều, gió mùa đông bắc đi qua biển trở nên lạnh và ẩm gây mưa phùn cho đồng bằng Bắc Bộ.

12.

Khu vực nào nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa đông bắc?

A:

Khu vực đông bắc.

B:

Khu vực Bắc Trung Bộ.

C:

Khu vực Tây Nguyên.

D:

Khu vực Đông Nam Bộ.

Đáp án: A

Vùng đông bắc, địa hình gồm các cánh cùng chụm đầu lại tại Tam Đảo. Các cánh cung này hút gió nên gió mùa đông bắc tràn về gây ảnh hưởng mạnh nhất cho khu vực đông bắc, mùa đông ở đây đến sớm kết thúc muộn.

13.

Về thương mại, Nhật Bản đứng hàng thứ mấy thế giới?

A:

Thứ hai thế giới.

B:

Thứ ba thế giới.

C:

Thứ tự thế giới.

D:

Thứ năm thế giới.

Đáp án: C

Nhật Bản đứng hàng thứ tự thế giới về thương mại (sau Hoa Kì, CHLB Đức và Trung Quốc). Bạn hàng của Nhật Bản gồm cả các nước phát triển và đang phát triển ở khắp các châu lục.

14.

Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 xác định khu vực gần như không chịu ảnh hưởng của bão ở nước ta?

A:

Bắc Trung Bộ.

B:

Đồng bằng sông Hồng.

C:

Đồng bằng sông Cửu Long.

D:

Trung du miền núi phía bắc.

Đáp án: C

Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nhìn vào bản đồ lớn ta nhìn thấy các mũi tên thể hiện hướng di chuyển, tần suất, tháng ảnh hưởng của bão vào từng khu vực nước ta. Quan sát các mũi tên ta thấy, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nước ta gần như không chịu ảnh hưởng của bão.

15.

Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 xác định sông nào có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất trong các hệ thống sông?

A:

Sông Mê Công.

B:

Sông Hồng.

C:

Sông Đồng Nai.

D:

Sông Thái Bình.

Đáp án: B

Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 ta thấy:
- Sông Hồng có tỉ lệ diện tích lưu vực là: 21,91%
- Sông Mê Công có tỉ lệ diện tích lưu vực là: 21,40% 13B
- Sông Đồng Nai có tỉ lệ diện tích lưu vực là: 11,27%
- Sông Thái Bình có tỉ lệ diện tích lưu vực là: 4,58% Như vậy, sông Hồng là sông có tỉ lệ diện tích lớn nhất.

Nguồn: /