Danh sách bài viết

Đề thi thử kì thi THPT Quốc Gia năm 2016 môn Sinh Học - Đề số 3

Cập nhật: 29/07/2020

1.

Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 60 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể ngũ bội (5n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là

A:

Số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 5 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 12 và 5n = 60. 

B:

Cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt. 

C:

Các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau. 

D:

Khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 5 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước. 

Đáp án: D

Cơ sở khoa học để khẳng định là :

khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 5 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước.

A sai vì không phải cứ là bội số của 5 thì là thể ngũ bội, 60 có thể là bội số của nhiều số khác 5 ví dụ 2,3,4, 6...

B sai vì các cây tam bội, tứ bội,.. cũng đều sinh trưởng nhanh, chống chịu tốt

C sai vì chúng tồn tại thành từng cặp tương đồng 2 chiếc giống nhau về hình dạng, kích thước thì đó phải là thể lưỡng bội

Đáp án đúng D

2.

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam điệp (Triat) có lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là:

A:

Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim

B:

Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hoá chim

C:

Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát

D:

Phân hoá cá xương. Phát sinh lưỡng cư và côn trùng

Đáp án: A

Đặc điểm điển hình của sinh vật thời kì này là : Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim

Đáp án đúng A

3.

Trong các mối quan hệ duy trì trạng thái cân bằng trong quẫn xã, mối quan hệ thể hiện vai trò rõ rệt nhất là:

A:

Sinh vật này ăn sinh vật khác

B:

Kí sinh - vật chủ

C:

Ức chế - cảm nhiễm

D:

Cộng sinh

Đáp án: A

Mối quan hệ thể hiện vai trò rõ rệt nhất là : sinh vật này ăn sinh vật khác

Mối quan hệ này trực tiếp khống chế số lượng các loài sinh vật trong quần xã

Đáp án đúng A

4.

Trong quần thể của một loài, xét 3 gen: gen 1 có 2 alen, gen 2 có 3 alen, gen 3 có 5 alen. Gen 1 và gen 2 đều nằm trên đoạn không tương đồng của NST X và các alen của 2 gen này liên kết không hoàn toàn. Gen 3 nằm trên NST thường. Tính theo lí thuyết số kiểu gen tối đa trong quần thể này là bao nhiêu ? Biết rằng không xảy ra đột biến

A:

405

B:

27

C:

270

D:

15

Đáp án: A

Gen 1, gen 2 nằm trên đoạn không tương đồng NST X, liên kết không hoàn toàn.

1. Có (6 + C^2 _6 + 6 = 27 ) (Kiểu gen)

Gen 3 nằm trên NST thường, có  (5 + C^2 _5 = 15 ) (kiểu gen)

Vậy cả 3 gen có : 27 .15 = 405 kiểu gen

Đáp án đúng A

 

5.

Cho sơ đồ phả hệ sau :

Bệnh P được quy định bởi gen trội nằm trên NST thường; bệnh Q được quy định bởi gen lặn nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng là con trai bị cả bệnh P và bệnh Q là :

 

A:

50%

B:

25%

C:

12,5%

D:

6,25%

Đáp án: D

- Xét bệnh P: A qui định bị bệnh >> a qui định bình thường

Người II.2 bị bệnh A- lấy người II.3 không bị bệnh 

Con của họ III.1 bị bệnh A-  ⇔  có kiểu gen là Aa

Người III.1 lấy người III.2 : Aa . aa

Xác suất con họ bị bệnh P là ½

- Xét bệnh Q : B qui định bình thường >> b qui định bị bệnh

Người nam III.1 không bị bệnh có kiểu gen : XBY

Xét người I.3 x I.4 : XBXB . Xb

=>  Con họ II.5 có kiểu gen : XBXb

Xét người II.4 . II.5 : XBY . XBXb

=> Con họ III.2 có dạng : (½ XBXB : ½ XBXb )

Vậy III.1 . III.2 :

XBY . (½ XBXB : ½ XBXb )

Xác suất để con họ là con trai và bị mắc bệnh Q là XbY = ({1 over 2} . {1 over 4} = {1 over 8} )

Vậy xác suất để con họ là con trai và bị mắc cả 2 bệnh P và Q là : ({1 over 2} . {1 over 8} = {1 over 16}) = 6,25%

Đáp án đúng D

 

6.

Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến

A:

Chuyển đoạn và mất đoạn

B:

Lặp đoạn và mất đoạn

C:

Chuyển đoạn tương hỗ

D:

Đảo đoạn và lặp đoạn

Đáp án: B

Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến lặp đoạn và mất đoạn

Đáp án đúng B

7.

Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a . Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng

A:

Thêm 1 cặp nuclêôtít.

B:

Mất 2 cặp nuclêôtít

C:

Mất 1 cặp nuclêôtí

D:

Thêm 2 cặp nuclêôtít

Đáp án: C

Gen A dài 4080 A0 ⇔ có tổng số nu là (4080 : 3.4) x 2 = 2400 nu

Gen A đột biến thành gen a, khi gen a tự nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nu

=> Dạng đột biến là mất một cặp nucleotit

Đáp án đúng C

8.

Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là

A:

22

B:

44

C:

20

D:

80

Đáp án: B

Thể bốn : 2n + 2 = 22
Ở kì sau nguyên phân, các NST đã phân li về 2 cực nhưng tế bào chưa phân chia.

=> Số NST ở trong tế bào thể bốn kì sau nguyên phân là : 44

Đáp án đúng B

9.

Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau :

Xác suất để người III2 không mang gen bệnh là bao nhiêu:

A:

0,75

B:

0,25

C:

0,5

D:

0,33

Đáp án: D

Người II.2 không bị bệnh x người II.3 không bị bệnh 

Con họ III.1 bị bệnh

=> Alen gây bệnh là alen lặn

Mà người con III.1 là con gái, bị bệnh trong khi người bố không bị bệnh

=>  Alen gây bệnh nằm trên NST thường

Vậy A qui định bình thường >> a qui định bệnh

Người II.2 x người II.3 : Aa . Aa

Người III.2 không bị bệnh có dạng : (1/3 AA : 2/3 Aa)

Xác suất người III.2 không mang alen gây bệnh là : 1/3

Đáp án đúng D

10.

Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là A,a; B,b và D,d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd . AaBbDd cho đời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ

A:

(1over64.)

B:

(5over16)

C:

(3over32)

D:

(15over64.)

Đáp án: D

Cây cao 170 cm có số alen trội trong kiểu gen là (170 – 150) : 5 = 4

Phép lai AaBbDd . AaBbDd cho đời con có số cây cao 170 cm là : ({ C ^4_6 over 2^6} = {15 over 64})

Đáp án đúng D

11.

Để tạo ra động vật chuyển gen, người ta đã tiến hành

A:

Đưa gen cần chuyển vào cá thể cái bằng phương pháp vi tiêm (tiêm gen) và tạo điều kiện cho gen được biểu hiện

B:

Đưa gen cần chuyển vào cơ thể con vật mới được sinh ra và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện.

C:

Đưa gen cần chuyển vào phôi ở giai đoạn phát triển muộn để tạo ra con mang gen cần chuyển và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện

D:

Lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp tử (ở giai đoạn nhân non), cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung con cái

Đáp án: D

Để tạo động vật chuyển gen, người ta cần :

Lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp tử (ở giai đoạn nhân non), cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung con cái

Đáp án đúng D

12.

Nếu kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Những lí do nào trong số những lí do dưới đây giải thích cho hiện tượng trên?

(1) Khi số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. 

(2) Khi số lượng cá thể trong quần thể quá ít, quần thể dễ chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể

(3) Khi số lượng cá thể trong quần thể quá ít, khả năng sinh sản giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái ít

(4) Khi số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự giao phối gần thường xảy ra làm cho các gen lặn có hại có cơ hội biểu hiện với tần số cao hơn, đe doạ sự tồn tại của quần thể

A:

(1); (2); (4).

B:

(1); (4); (3).

C:

(1); (2); (3); (4).

D:

(3); (2); (4).

Đáp án: C

Cả 4 lí do trên đều giải thích cho hiện tượng kích thước quần thể giảm xuống mức tối thiểu thì quần thể sẽ dẫn tới trạng thái suy giảm và diệt vong . 

Đáp án đúng C

13.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A:

Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X.

B:

Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin.

C:

Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metiônin

D:

Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép

Đáp án: C

Phát biểu đúng là : C

A sai vì bazo nitric của ARN là A, U, G, X

B sai, một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho 1 axit amin duy nhất

D sai, ARN nói chung đều có cấu trúc mạch đơn

Đáp án đúng là C

14.

Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = l,5 cM, BC = 16,5 cM, BD = 3,5 cM, CD = 20 cM, AC = 18 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là

A:

CABD

B:

BACD

C:

DABC

D:

ABCD

Đáp án: C

Các gen càng xa nhau thì khoảng cách của chúng trên NST càng xa

=>Trật tự đúng là DABC

Đáp án đúng C

15.

Khi nói về quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

A:

Bậc dinh dưỡng cấp 1 bao gồm các sinh vật ăn các sinh vật ăn các sinh vật sản xuất

B:

Chuỗi thức ăn càng dài thì hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng càng cao. 

C:

Trong một lưới thức ăn, các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng là những loài sinh vật có cùng bậc thang tiến hoá

D:

Các loài sinh vật càng gần nhau về nguồn gốc, khi sống trong cùng một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn thì chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái

Đáp án: D

Phát biểu đúng là : D

Các sinh vật khác loài sống trong cùng một ổ sinh thái thì sẽ có hiện tượng phân li ổ sinh thái để giảm bớt mức độ cạnh tranh 

A sai, bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất, bậc dinh dưỡng cấp 2 ( sinh vật tiêu thụ bậc 1) mới là sinh vật ăn các sinh vật sản xuất

B sai do chuỗi thức ăn dài không thể hiện hiệu suất sinh thái cao. Hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng thường là trên dưới 10%

C sai, những sinh vật thuộc cùng bậc dinh dưỡng chưa chắc đã là những loài có cùng bậc thang tiến hóa 

Đáp án đúng D

Nguồn: /