Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Địa Lý - THPT Chuyên Lam Sơn Thanh Hóa

Cập nhật: 01/07/2020

1.

Cảnh quan thiên nhiên chủ yếu của châu Phi là

A:

xavan và rừng xích đạo

B:

hoang mạc, bán hoang mạc và xavan

C:

hoang mạc và rùng cận nhiệt đới khô

D:

rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm

Đáp án: B

Cảnh quan thiên nhiên chủ yếu của châu Phi là hoang mạc, bán hoang mạc và xavan (sgk Địa lí 11 trang 20) do ở đây có khí hậu chủ yếu là khô nóng, khắc nghiệt 

2.

Cho bảng số liệu:

QUY MÔ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM Ở NƯỚC TA

GIAI ĐOẠN 2005 -2014

Chỉ tiêu

2005

2014

Quy mô (nghìn người)

42 530

52 774,5

Cơ cấu (%)

100,0

100,0

Nông –lâm-ngư-nghiệp

57,3

46,3

Công nghiệp-xây dựng

18,2

21,4

Dịch vụ

24,5

32,3

(Nguồn sổ liệu theo Sách giáo khoa Địa lí 12 NXB Giáo dục Việt Nam, 2015 và Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

Theo số liệu ở bảng trên hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về quy mô và cơ cấu lao động có việc làm ở nước ta, giai đoạn 2005-2014?

A:

Tổng số lao động đang làm việc ở nước ta có xu hướng tăng

B:

Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao thứ hai và có xu hướng tăng

C:

Khu vực công nghiệp- xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm

D:

Khu vực nông- lâm- ngư nghiệp luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng giảm

Đáp án: C

Theo bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy trong cơ cấu lao động có việc làm ở nước ta giai đoạn 2005-2014, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng có xu hướng tăng, từ 18,2% (2005) lên 21,4% (2014)

=> Nhận xét C không đúng 

3.

Cho biểu đồ sau:

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A:

Tốc độ tăng dân số thành thị và nông thôn nuớc ta giai đoạn 1998-2014

B:

Sự thay đổi số dân thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1998-2014

C:

Sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1998-2014

D:

Sự thay đổi quy mô và cơ cấu dân số nước ta giai đoạn 1998-2014

Đáp án: C

Dựa vào biểu đồ đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ miền thường thể hiện sự thay đổi cơ cấu => biểu đồ đã cho thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1998 - 2014

4.

Toàn cầu hóa là quá trình

A:

hợp tác giữa các nước về thương mại.

B:

liên kết các quốc gia có nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội.

C:

hợp tác giữa các nước về văn hóa, khoa học

D:

liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.

Đáp án: D

Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học...(sgk Địa lí 11 trang 10)

5.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết đất feralit trên đá badan phân bố chu yếu ở vùng nào?

A:

Trung du và miền núi Bắc Bộ

B:

Bắc Trung Bộ

C:

Duyên hải Nam Trung Bộ

D:

Tây Nguyên

Đáp án: D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên

6.

Cho bảng số liệu:

LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ, GIAI ĐOẠN 2005 - 2014

(đơn vị: nghìn người)

Thành phần kinh tế

2005

2008

2011

2015

Nhà nước

4 976

5 059

5 250

5 186

Ngoài nhà nước

36 695

39 707

43 401

45 451

Có vốn đầu tư nưóc ngoài

1 113

1 695

1 701

2 204

Tổng số

42 784

46 461

50 352

52 841

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016)

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng?

A:

Tổng số lao động không tăng

B:

Lao động thuộc thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng chậm nhất.

C:

Lao động thuộc thành phần kinh tế Nhà nước tăng nhiều nhất.

D:

Lao động thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất.

Đáp án: D

Dựa vào bảng số liệu đã cho và áp dụng công thức tốc độ tăng trưởng giá trị = năm sau/ giá trị năm gốc (lần)

=> Từ 2005 đến 2015

Lao động thuộc thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng 8756 nghìn người, tăng 1,24 lần

Lao động thuộc thành phần kinh tế Nhà nước tăng 210 nghìn người, tăng 1,04 lần

Lao động thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1091 nghìn người, tăng 1,98 lần

=> Lao động thuộc thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhiều nhất;

Lao động thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nuớc ngoài tăng nhanh nhất => Nhận xét D đúng 

7.

Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta là vùng nào sau đây?

A:

Tây Bắc

B:

Duyên hải Nam Trung Bộ

C:

Tây Nguyên

D:

Đông Bắc

Đáp án: A

Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta là Tây Bắc, chỉ 69 nguời/ km2 (sgk Địa lí 12 trang 69)

8.

Gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta có nguồn gốc từ khối khí nào sau đây?

A:

Cực lục địa phương Bắc

B:

Nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương

C:

Chí tuyến bán cầu Bắc

D:

Chí tuyến bán cầu Nam

Đáp án: D

Gió mùa Tây Nam thổi vào nuớc ta có nguồn gốc từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam (sgk Địa lí 12 trang 42) 

9.

Đất ở dải đồng bằng ven biển miền Trung thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa do nguyên nhân nào sau đây?

A:

Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành

B:

Đồng bằng bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ

C:

Đồng bằng phần nhiều hẹp ngang

D:

Có một số đồng bằng mở rộng ở các cửa sông lớn

Đáp án: A

Đất ở dải đồng bằng ven biển miền Tiưng thuòng nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông do biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đồng bằng (sgk Địa lí 12 trang 33)

10.

Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, vùng đặc quyền kinh tế là

A:

vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở

B:

vùng biển rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở

C:

vùng biển liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở

D:

phần ngầm dưới biển và vùng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài

Đáp án: C

Theo công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đuòng cơ sở (sgk Địa lí 12 trang 15)

11.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13-14, hãy cho biết theo thứ tự từ Bắc vào Nam lần lượt là các vịnh biển nào?

A:

Cam Ranh, Vân Phong, Xuân Đài, Diễn Châu, Hạ Long

B:

Hạ Long, Diễn Châu, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh

C:

Cam Ranh, Vân Phong, Diễn Châu, Xuân Đài, Hạ Long

D:

Hạ Long, Cam Ranh, Vân Phong, Xuân Đài, Diễn Châu

Đáp án: B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13-14, theo thứ tự từ Bắc vào Nam lần lượt là các vịnh biển Hạ Long - Diễn Châu - Xuân Đài - Vân Phong - Cam Ranh

12.

Vùng có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước ta là

A:

Đồng bằng sông Hồng

B:

Bắc Trung Bộ

C:

Duyên hải Nam Trung Bộ

D:

Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án: D

Vùng có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nuớc ta là Nam Bộ, đặc biệt là Đống bằng sông Cửu Long với thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn (sgk Địa lí 12 trang 38-187 và hiểu biết thực tế)

13.

Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU DÂN SỐ THẾ GIỚI PHÂN THEO CÁC CHÂU LỤC NĂM 2005 VÀ 2014

(đơn vị %)

Châu lục

2005

2014

Châu Phi

13,8

15,7

Châu Mĩ

13,7

13,4

Châu Á

60,6

60,2

Châu Ãu

11,4

10,2

Châu Đại dương

0,5

0,5

Thế giới

100,0

100,0

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam)

Để thể hiện cơ cấu dân số thế giới phân theo các châu lục năm 2005 và năm 2014 theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A:

Tròn

B:

Đường

C:

Cột

D:

Miền

Đáp án: A

Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu trong 2 năm (<4 năm) là biểu đồ tròn 

14.

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

A:

Có các loài thú có lông dày

B:

Đất chủ yếu là đất mùn thô

C:

Không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C.

D:

Hình thành hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim

Đáp án: B

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta không có đặc điểm “đất chủ yếu là đất mùn thô” vì đất mùn thô là đặc trưng của đai ôn đới gió mùa trên núi; còn đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi chủ yếu là đất feralit có mùn và đất mùn 

15.

Cho bảng số liệu sau:

LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC VÀ TIÊU DÙNG Ở MỘT SỐ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2015

(đơn vị: triệu thùng)

Khu vực

Lượng dầu thô khai thác

Lượng dầu thô tiêu dùng

Đông Á

4,3

20,1

Tây Nam Á

30,1

9,6

Trung Á

2,8

1,4

Tây Âu

3,2

11,5

Bắc Mĩ

19,7

23,6

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng?

A:

Khu vực Bắc Mĩ có sụ chênh lệch giữa lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng

B:

Khu vực Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác lớn nhất

C:

Khu vực Trang Á có lượng dầu thô tiêu dùng nhỏ nhất

D:

Khu vực Tây Âu có lượng dầu thô khai thác nhỏ hơn lượng dầu thô tiêu dùng

Đáp án: A

Căn cứ vào bảng số liệu đã cho và công thức tính chênh lệch giữa luợng dầu thô khai thác và tiêu dùng = khai thác - tiêu dùng (hoặc tiêu dùng - khai thác)

=> chênh lệch giữa luợng dầu thô khai thác và tiêu dùng của các khu vực lần lượt là: Đông Á 15,8 triệu thùng / ngày; Tây Nam Á 20,5 triệu thùng / ngày; Trung Á 1,4 triệu thùng/ ngày; Tây Ầu 8,3 triệu thùng / ngày; Bắc Mĩ 3,9 triệu thùng/ ngày

=> Tây Nam Á là khu vực có chênh lệch giữa dầu thô khau thác và tiêu dùng lớn nhất => nhận xét A không đúng 

Nguồn: /