Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT QG năm 2018 Địa Lý - THPT Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Phúc lần 2

Cập nhật: 29/07/2020

1.

Đất feralit có đặc tính chua là do nguyên nhân nào sau đây?

A:

Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan

B:

Quá trình phong hóa mạnh

C:

Có sự tích tụ oxit sắt (Fe203)

D:

Có sự tích tụ oxit nhôm (Al203)

Đáp án: A

Đất feralit nước ta thường bị chua vì Mưa nhiều làm rửa trôi các chất bazo dễ tan (sgk Địa lí 12 trang 46)

2.

Cho biểu đồ:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A:

Quy mô và cơ cấu dân số Hoa Kì phân theo nhóm tuổi năm 1950 và 2004

B:

Tình hình phát triển dân số của Hoa Kì từ năm 1950 đến 2004

C:

Sự chuyển dịch cơ cấu dân số Hoa Kì theo nhóm tuổi từ năm 1950 đến 2004

D:

Tốc độ tăng trưởng dân số Hoa kì từ năm 1950 đến 2004

Đáp án: A

Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ tròn có bán kính khác nhau thuờng thể hiện quy mô và cơ cấu => Biểu đồ đã cho thể hiện Quy mô và cơ cấu dân số Hoa Kì phân theo nhóm tuổi năm 1950 và 2004.

3.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp nào sau đây không có trong có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng?

A:

Đóng tàu

B:

Chế biến nông sản

C:

Sản xuất vật liệu xây dựng

D:

Luyện kim màu

Đáp án: D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp không có trong có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng là Luyện kim màu 

4.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tần suất bão lớn nhất ở nước ta vào tháng nào sau đây?

A:

Tháng IX

B:

Tháng XI

C:

Tháng VIII

D:

Tháng X

Đáp án: A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, tần suất bão lớn nhất ở nước ta vào tháng 9 : từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/ tháng

5.

Kiểu hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng của khí hậu nóng ẩm nước ta là:

A:

Rừng gió mùa nửa rụng lá

B:

Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh

C:

Rừng thưa khô rụng lá

D:

Rừng gió mùa thường xanh

Đáp án: B

Kiểu hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trung của khí hậu nóng ẩm nuớc ta là Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thuờng xanh (sgk Địa lí 12 trang 46)

6.

Cho bảng số liệu sau:

Số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực châu Á năm 2003

STT

Khu vực

Số khách du lịch đến (nghìn lượt người)

Chi tiêu của khách du lịch (triệu USD)

1

Đông Á

67 230

70594

2

Đông Nam Á

38 468

18356

3

Tây Nam Á

41394

18419

Chỉ tiêu trung bình của mỗi luợt khách du lịch ở Đông Nam Á là

A:

450 000 USD

B:

477 176 USD

C:

350 000 USD

D:

500 000 USD

Đáp án: B

Áp dụng công thức

Chi tiêu trung bình của mồi lượt khách du lịch = tồng số tiền chi tiêu / số khách du lịch

Chi tiêu trung bình của mỗi lượt khách du lịch Đông Nam Á = 18356 / 38 468 = 0,477176 triệu USD = 477176 USD 

7.

Tỉ lệ diện tích địa hình núi cao trên 2000m ở nước ta so với diện tích toàn lãnh thổ chiếm

A:

1%

B:

3%

C:

5%

D:

8%

Đáp án: A

Tỉ lệ diện tích địa hình núi cao trên 2000m ở nước ta so với diện tích toàn lãnh thổ chiếm 1% (sgk Địa 1112 trang 29)

8.

Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc?

A:

Hướng núi vòng cung chiếm ưu thế vói các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm đầu ở Tam Đảo.

B:

Các sông trong vùng cũng có hướng vòng cung.

C:

Hướng nghiêng chung của khu vực là hướng tây bắc - đông nam

D:

Địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích

Đáp án: D

Đặc điểm không đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc là địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích vì vùng núi Đông Bắc chủ yếu là đồi núi thấp (sgk Địa lí 12 trang 3 và Atlat trang 13)

9.

Tác động của khí hậu nhiệt đói ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện:

A:

làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.

B:

bào mòn lớp đất trên mặt tạo nên đất xám bạc màu.

C:

tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc.

D:

tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô

Đáp án: D

Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện ở chỗ hình thành địa hình cacxtơ với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô (sgk Địa lí 12 trang 45)

10.

Hiện nay vấn đề mang tính toàn cầu đang trở thành mỗi đe dọa trực tiếp tới ổn định, hòa bình của thế giới là

A:

ô nhiễm môi trường.

B:

bùng nổ dân số

C:

nạn khủng bố

D:

suy giảm đa dạng sinh học

Đáp án: C

Hiện nay vấn đề mang tính toàn cầu đang trở thành mỗi đe dọa trực tiếp tới ổn định, hòa bình của thế giới là nạn khủng bố, xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo (sgk Địa lí 11 trang 15)

11.

Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm nhiệt đói của nền nông nghiệp nước ta là

A:

khí hậu nhiệt đới ẩm

B:

địa hình đa dạng

C:

đất Feralit

D:

nguồn nước phong phú

Đáp án: A

Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm nhiệt đói của nền nông nghiệp nước ta là khí hậu nhiệt đói ẩm, nhò có khí hậu nhiệt đới ẩm mói cho phép nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới (sgk Địa lí 12 trang 88)

12.

Nhận định nào dưới đây không chính xác vê tài nguyên thiên nhiên Mĩ La tinh.

A:

Đại bộ phận dân Mĩ La tinh được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước

B:

Đất đai và khí hậu thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp

C:

Sông Amadôn có lưu vực lớn nhất thế giới, rừng Amadôn được xem là lá phổi của thế giới.

D:

Mĩ La tinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là kim loại màu, dầu mỏ và khí đốt.

Đáp án: A

Nhận định không chính xác về tài nguyên thiên nhiên Mĩ La tinh là Đại bộ phận dân Mĩ La tinh được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước vì việc khai thác nguồn tài nguyên giàu có chưa mang lại nhiều lợi ích cho đại bộ phận dân cư Mĩ Latinh (sgk Địa lí 11 trang 25)

13.

Thời gian hoạt động của gió Tây Nam (gió mùa mùa hạ) là:

A:

Từ tháng 5 - tháng 10

B:

Từ tháng 11-4 năm sau

C:

Từ tháng 4 - tháng 10.

D:

Từ tháng 4 - tháng 11 năm sau

Đáp án: A

Thời gian hoạt động của gió Tây Nam (gió mùa mùa hạ) là Từ tháng 5 - tháng 10 (sgk Địa lí 12 trang 41)

14.

Phạm vi giới hạn của vùng núi Tây Bắc là

A:

Từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã

B:

Nằm giữa sông Hồng và sông Cả

C:

Nằm ở tả ngạn sông Hồng

D:

Nằm ở tả ngạn sông Cả

Đáp án: B

Phạm vi giới hạn của vùng núi Tây Bắc là Nằm giữa sông Hồng và sông Cả (sgk Địa lí 12 trang 30 và Atlat trang 13)

15.

Đặc điểm nào là của các nước đang phát triển?

A:

năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều

B:

GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều

C:

GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều

D:

GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều

Đáp án: B

Đặc điểm của các nước đang phát triển là GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.(sgk Địa lí 11 trang 7)

Nguồn: /