Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT QG năm 2018 - Địa lý THPT Chuyên Trần Phú Hưng Yên lần 1

Cập nhật: 29/08/2020

1.

Rừng ngập mặn ở ven biển nước ta phát triển mạnh nhất ở

A:

Nam Bộ

B:

Nam Trung Bộ

C:

Bắc Trung Bộ

D:

Bắc Bộ

Đáp án: A

Rừng ngập mặn ở ven biển nước ta phát triển mạnh nhất ở Nam Bộ (sgk Địa lí 12 trang 38)

2.

Nguyên nhân làm cho đất ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa là do

A:

bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều

B:

khí hậu ở đây khô hạn

C:

trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu

D:

đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống.

Đáp án: C

Nguyên nhân làm cho đất ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa là do trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu (sgk Địa lí 12 trang 33)

3.

Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa được gọi là

A:

vùng tiếp giáp lãnh hải.

B:

vùng đặc quyền kinh tế.

C:

lãnh hải.

D:

thềm lục địa

Đáp án: D

Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bò ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa được gọi là thềm lục địa (sgk Địa lí 12 trang 15)

4.

Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là

A:

Vịnh Thái Lan.

B:

Vịnh Bắc Bộ.

C:

Bắc Trung Bộ.

D:

Duyên hải Nam Trung Bộ

Đáp án: D

Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là Duyên hải Nam Trung Bộ do biển sâu, nhiều vũng vịnh kín gió, thuận lợi xây dựng cảng nước sâu

5.

Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồi núi là

A:

khoáng sản có trữ lượng nhỏ, phân tán trong không gian

B:

địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực trở ngại cho giao thông

C:

đất trồng cây lương thực bị hạn chế

D:

khí hậu phân hóa phức tạp

Đáp án: B

Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối vói việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồi núi là địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực trở ngại cho giao thông (sgk Địa lí 12 trang 34)

6.

Đặc điểm nào không đúng với địa hình Việt Nam

A:

Đồi núi chiếm % diện tích , phần lớn là núi cao trên 2000m

B:

Cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam

C:

Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, có sự phân bậc rõ rệt

D:

Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người

Đáp án: A

Đặc điểm không đúng vói địa hình Việt Nam là Đồi núi chiếm % diện tích , phần lớn là núi cao trên 2000m. Vì đặc điểm địa hình nước ta là Đồi núi chiếm % diện tích, phần lớn là núi thấp; bộ phận núi cao > 2000m chỉ chiếm 1% diện tích tự nhiên

=> đặc điểm A không đúng

Chú ý: câu hỏi phủ định

7.

Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây?

A:

Cho phép các nước tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm

B:

Có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí tất cả các nguồn tài nguyên

C:

Có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế

D:

Cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển

Đáp án: C

Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước được đặt ống dẫn dầu, dây cáp quang ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do hàng hải, hàng không theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (sgk Địa lí 12 trang 15)

8.

Nơi có thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất là

A:

Đồng bằng sông Cửu Long

B:

Đồng bằng sông Hồng

C:

Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng

D:

Đồng bằng ven biển miền Trung

Đáp án: A

Nơi có thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, đây là Đồng bằng thuờng xuyên bị xâm nhập mặn sâu vào đất liền nhất là mùa khô

9.

Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn tiếp giáp với

A:

15 nước

B:

14 nước

C:

13 nước

D:

16 nước

Đáp án: B

Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn tiếp giáp với 14 nuớc (sgk Địa lí 11 trang 86)

10.

Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh tự nhiên của khu vực đồng bằng đồi với phát triển Kinh tế - xã hội?

A:

Nguồn thủy năng dồi dào, khoáng sản phong phú, đa dạng

B:

Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông

C:

Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: khoáng sản, thủy sản,...

D:

Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng nông sản

Đáp án: A

Nhận định không đúng về thế mạnh tự nhiên của khu vực đồng bằng đồi với phát triển Kinh tế - xã hội là Nguồn thủy năng dồi dào, khoáng sản phong phú, đa dạng vì đây là thế mạnh tụ nhiên của khu vực đồi núi (sgk Địa lí 12 trang 34)

11.

Tài nguyên quý giá ven các đảo, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là

A:

hơn 100 loài tôm

B:

có trên 2000 loài cá

C:

nhiều loài sinh vật phù du

D:

các rạn san hô

Đáp án: D

Tài nguyên quý giá ven các đảo, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là các rạn san hô (sgk Địa lí 12 trang 38)

12.

Địa hình của vùng núi Đông Bắc có ảnh hưởng lớn đến hình thành khí hậu của vùng. Mùa đông ở đây đến sớm và kết thúc muộn hơn những vùng khác, chủ yếu là do

A:

có hướng nghiêng từ Tây bắc xuống Đông nam

B:

các dãy núi có hướng vòng cung, đầu mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở phía Nam

C:

phần lớn diện tích là đồi núi thấp

D:

Có nhiều đỉnh núi cao và sơn nguyên giáp biên giới Việt - Trung

Đáp án: B

Địa hình của vùng núi Đông Bắc có ảnh hưởng lớn đến hình thành khí hậu của vùng. Mùa đông ở đây đến sớm và kết thúc muộn hơn những vùng khác, chủ yếu là do các dãy núi có hướng vòng cung, đầu mở rộng về phía Bắc, quy tụ ở phía Nam, hút gió mùa Đông Bắc xâm nhập vào sâu trong nội vùng

13.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11 hãy cho biết vùng nào sau đây tập trung nhiều đất mặn nhất?

A:

Bắc Trung Bộ

B:

Đồng bằng sông Cửu Long.

C:

Duyên hải Nam Trung Bộ.

D:

Đồng bằng sông Hồng

Đáp án: B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11 vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều đất mặn

14.

Dạng địa hình nào sau đây ở ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản

A:

Vịnh cửa sông

B:

Các rạn san hô

C:

Các tam giác châu với bãi triều rộng

D:

Các đảo ven bờ

Đáp án: C

Dạng địa hình ở ven biển thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy hải sản các tam giác châu với bãi triều rộng thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn

15.

Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây

A:

điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

B:

sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài

C:

nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có

D:

vị trí địa lí mang tính chiến lược

Đáp án: A

Khu vực Tây Nam Á không có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp mà ngược lại điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khí hậu khô hạn

Chú ý: câu hỏi phủ định, chọn đặc điểm không đúng

Nguồn: /