Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT QG năm 2018 - Địa lý THPT Chuyên Bắc Giang

Cập nhật: 21/08/2020

1.

Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu theo hướng Bắc - Nam ở nước ta là do

A:

Khoảng cách giữa 2 lầm Mặt Trời lên thiên đỉnh càng về phía bắc càng lớn.

B:

Sự gia tăng bức xạ Mặt Trời và giảm sút ảnh hưởng của khối không khí lạnh về phía nam

C:

Gió mùa Tây Nam gây ảnh hưởng khác nhau ở miền bắc và miền nam.

D:

Bức chắn địa hình của dãy Bạch Mã kết hợp với gió đông bắc hoạt động mạnh từ 160B trở vào.

Đáp án: B

Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu theo hướng Bắc - Nam ở nước ta là do Sự gia tăng bức xạ Mặt Trời và giảm sút ảnh hưởng của khối không khí lạnh về phía nam. Càng vào Nam nhiệt độ trung bình năm càng tăng do góc nhập xạ tăng dần, lượng bức xạ Mặt Trời cũng tăng dần; đồng thời, khối khí lạnh phương Bắc càng về phía nam càng giảm sút ảnh hưởng và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã làm cho miền Bắc có mùa đông lạnh trong khi miền Nam nóng quanh năm

2.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1995 – 2007?

A:

giảm tỉ trọng lao động đang làm việc trong ngành dịch vụ và công nghiệp – xây dựng.

B:

tỉ trọng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đều giảm.

C:

Tỉ trọng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đều tăng.

D:

Tỉ trọng lao động đang làm việc trong các ngành nông, lâm, thủy sản luôn chiếm cao nhất.

Đáp án: D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang15, nhận xét đúng về sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1995 – 2007 Tỉ trọng lao động đang làm việc trong các ngành nông, lâm, thủy sản luôn chiếm cao nhất năm 1995 chiếm 71,2% đến năm 2007 chiếm 53,9% trong tổng cơ cấu lao động nước ta

3.

Thách thức to lớn của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển là

A:

gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên

B:

hàng hóa có cơ hội lưu thông rộng rãi

C:

tự do hóa thương mại được mở rộng

D:

các quốc gia đón đầu công nghệ mới

Đáp án: A

Thách thức to lớn của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển là gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên thông qua việc khai thác tài nguyên cho phát triển kinh tế (năng suất khai thác tăng đồng nghĩa với sự suy giảm và cạn kiệt dần tài nguyên tự nhiên) và gây ô nhiễm môi trường tự nhiên

- Loại trừ các đáp án còn lại vì đều là thuận lợi của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển

4.

Từ thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay, hoạt động nội thương của nước ta ngày càng nhộn nhịp, chủ yếu là do

A:

Cơ chế quản lí thay đổi

B:

Nhu cầu tiêu dùng của người dân cao

C:

Sự đa dạng của các mặt hàng

D:

Tác động của thị trường ngoài nước

Đáp án: A

Từ thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay, hoạt động nội thương của nước ta ngày càng nhộn nhịp, chủ yếu là do Cơ chế quản lí thay đổi, nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, thị trường trong nước thống nhất, hàng hóa phong phú…

5.

Khó khăn chủ yếu đối với việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A:

Công tác thú y chưa phát triển

B:

Trình độ chăn nuôi thấp kém

C:

Địa hình hiểm trở và khí hậu lạnh

D:

Khả năng vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới nơi tiêu thụ bị hạn chế

Đáp án: D

Khó khăn chủ yếu đối với việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là do hiện nay, những khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới nơi tiêu thụ (đồng bằng và đô thị) đã hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng(sgk trang 148)

6.

Ý nghĩa của việc giải quyết cơ sở năng lượng ở duyên hải miền Trung là

A:

Đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng.

B:

Cho phép khai thác các thế mạnh nổi bật về kinh tế của vùng.

C:

Đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư,hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất.

D:

Nâng cao vai trò cầu nối giữa 2 vùng phát triển của đất nước là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: A

Ý nghĩa của việc giải quyết cơ sở năng lượng ở duyên hải miền Trung là đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. Vì hiện tại, cơ sở năng lượng của Duyên hải miền Trung còn nhiều hạn chế trong khi cơ sở năng lượng tạo tiền đề cơ bản cho phát triển công nghiệp, thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

7.

Cho biểu đồ sau:

Nhận xét nào sau đây đúng với dân số và sản lượng lúa của Hoa Kỳ giai đoạn 1990 – 2010?

A:

Sản lượng lúa năm 2010 tăng gấp 1,7 lần sản lượng lúa năm 1900.

B:

Sản lượng lúa tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số.

C:

Dân số trong giai đoạn 1990 -2010 tăng thêm 57,9 triệu người.

D:

Dân số của Hoa Kì tăng liên tục qua các năm, sản lượng lúa giảm nhanh qua các năm.

Đáp án: B

Dựa vào biểu đồ đã cho và áp dụng công thức tính tốc đô tăng trưởng = giá trị năm sau / giá trị năm gốc (lần)

Từ 1990 đến 2010, sản lượng lúa tăng 11027 / 7080 = 1,56 lần => A sai

Dân số tăng 309,3 / 249,6 = 1,24 lần, tăng 59,7 triệu người => C sai; B đúng

Cả dân số và sản lượng lúa đều tăng chứ không phải sản lượng lúa giảm nhanh qua các năm => D sai

=> Như vậy, Sản lượng lúa tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số.

8.

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây cho phép và đòi hỏi nước ta áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng?

A:

Sự phân hóa của điều kiện địa hình, đất trồng.

B:

Sự khác nhau về cơ sở vật chất, hạ tầng.

C:

Sự phân hóa của lượng mưa, mạng lưới sông ngòi.

D:

Sự phân bố dân cư không đều.

Đáp án: A

Nguyên nhân chủ yếu cho phép và đòi hỏi nước ta áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng là Sự phân hóa của điều kiện địa hình, đất trồng(sgk Địa lí 12 trang 88)

9.

Nguyên nhân gây khô hạn kéo dài ở Lục Ngạn (Bắc Giang) là do

A:

Chịu tác động của gió mùa đông bắc đi qua lục địa Trung Quốc.

B:

Tác động của gió tín phong bán cầu Bắc.

C:

Đây là khu vực thung lũng khuất gió.

D:

Chịu tác động của gió phơn tây nam.

Đáp án: C

Nguyên nhân gây khô hạn kéo dài ở Lục Ngạn (Bắc Giang) là do đây là thung lũng khuất gió nằm kẹp giữa dãy Đông Triều và dãy Cai Kinh (xem Atlat trang 9 và trang 13)

10.

Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được găn liền với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh.

A:

Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.

B:

Trồng lúa, cây ăn quả, kết hợp với nuôi trồng thủy sản à phát triển công nghiệp chế biến.

C:

Trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

D:

Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển nghề cá biển.

Đáp án: A

Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được găn liền với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.( sgk Địa lí 12 trang 189)

11.

Khó khăn chủ yếu của mạng lười đường sông nước ta là

A:

Các luồng lạch bị sa bồi và thay đổi thất thường về độ sâu.

B:

Tổng năng lực bốc xếp của các cảng còn thấp.

C:

Các phương tiện vận tải ít được cải tiến

D:

Trang bị các cảng sông còn nghèo nàn

Đáp án: A

Khó khăn chủ yếu của mạng lưới đường sông nước ta là các luồng lạch bị sa bồi và thay đổi thất thường về độ sâu do nước ta là nước nhiệt đới ẩm gió mùa sông ngòi nhiều phù sa, bồi tụ nhanh ở hạ lưu dẫn đến hiện tượng sa bồi. Nhìn chung, mạng lưới đường sông của nước ta mới được khai thác ở mức độ thấp do hiện tượng sa bồi và sự thay đổi thất thường về độ sâu luồng lạch (sgk nâng cao trang 166)

12.

Có bao nhiêu ý kiến sau đây đúng về ý nghĩa của các đảo và quần đảo nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng?

1.Tạo thành hệ thống tiện tiêu bảo vệ đất liền.

2. Hệ thống căn cứ để tiến ra khai thác và đại dương trong thời đại mới.

3. Cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với cùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

4. Cơ sở để tiến hành các hoạt động bảo vệ môi trường.

A:

1

B:

4

C:

2

D:

3

Đáp án: D

Các ý kiến đúng về ý nghĩa của các đảo và quần đảo nước ta đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng bao gồm:

Các đảo và quần đảo Tạo thành hệ thống tiện tiêu bảo vệ đất liền.

Hệ thống căn cứ để tiến ra khai thác và đại dương trong thời đại mới.

Cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với cùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

(sgk Địa lí 12 trang 191 -192)

13.

Cho bảng số liệu:

Dân số trung bình phân theo giới tính của nước ta qua các năm từ 1990 đến 2014

(Đơn vị: nghìn người)

Năm

1990

1995

2000

2005

2010

2014

Tổng số

66017

71995

77631

82392

86947

90729

Nam

32203

35237

38165

40522

42993

44758

Nữ

33814

36758

39466

41870

43954

45971

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016)

Lựa chọn biểu đồ nào sau đây để thể hiện thích hợp nhất sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo giới tính của nước ta qua các năm từ 1990 đến 2014?

A:

Biểu đồ cột nhóm

B:

Biểu đồ miền

C:

Biểu đồ đường biểu diễn

D:

Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường

Đáp án: B

Dựa vào bảng số liệu đã cho, và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu qua nhiều năm (>= 4 năm) là biểu đồ miền

=> biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo giới tính của nước ta qua các năm từ 1990 đến 2014 là biểu đồ miền

14.

Cho biểu đồ:

Căn cứ và biểu đồ đã cho, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta?

A:

Sản lượng dầu thô có dấu hiệu giảm trong giai đoạn 2005-2014

B:

Sản lượng dầu thô luôn thấp hơn sản lượng than và tăng ổn định

C:

Sản lượng than tăng nhanh trong giai đoạn 2000 – 2005 nhưng tăng chậm hơn ở giai đoạn 2005 – 2014

D:

Sản lượng điện có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với hai mặt hàng còn lại

Đáp án: B

Căn cứ và biểu đồ đã cho, nhận xét thấy sản lượng dầu thô thấp hơn sản lượng than trong các năm 1995, 2005, 2014 và cao hơn sản lượng than vào năm 2000; sản lượng dầu thô tăng trong giai đoạn 1995-2005 sau đó lại giảm nhẹ đến 2014

=> Nhận xét B. Sản lượng dầu thô luôn thấp hơn sản lượng than và tăng ổn định là không đúng

15.

Cho bảng số liệu:

SỐ LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM, NĂM 2010 – 2014

(Đơn vị: nghìn người)

Thành phần kinh tế

2010

2014

Kinh tế Nhà nước

5107,4

5473,5

Kinh tế Ngoài nước

42214,6

54214,4

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1726,5

2056,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây là đúng về số lao động và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2010 và 2014?

A:

Số lao động tăng, tỉ trọng lao động giảm đối với thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.

B:

Số lao động của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng ít hơn Nhà nước.

C:

Số lao động tăng, tỉ trọng lao động tăng đối với thành phần kinh tế Nhà nước.

D:

Tỉ trọng lao động của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm nhanh hơn Nhà nước.

Đáp án: B

Dựa vào bảng số liệu đã cho và áp dụng công thức tính tỉ trọng trong 1 tổng = giá trị thành phần / Tổng *100%

Ta có bảng TỈ TRỌNG LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM, NĂM 2010 – 2014

(Đơn vị: %)

Thành phần kinh tế

2010

2014

Kinh tế Nhà nước

10,4

10,4

Kinh tế Ngoài nước

86,1

85,7

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

3,5

3,9

Tổng

100

100

Nhận xét thấy, Tỉ trọng lao động thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng => A sai

Số lao động của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng (330,1 nghìn người) tăng ít hơn nhà nước (366,1) => B đúng

Tỉ trọng lao động thành phần kinh tế Nhà nước không thay đổi => C sai

Tỉ trọng lao động của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng => D sai

Nguồn: /