Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Địa Lý - Sở GD&ĐT Hưng Yên

Cập nhật: 19/07/2020

1.

Đường bờ biển nước ta kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên dài khoảng:

A:

3260

B:

3270

C:

2360

D:

3460

Đáp án: A

2.

Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta? 

A:

Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí 

B:

Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn 

C:

Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước

D:

Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc 

Đáp án: D

3.

Mưa phùn là loại mưa :

A:

Diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.

B:

Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông. 

C:

Diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.

D:

Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông. 

Đáp án: D

4.

Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm : 

A:

Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.

B:

Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm. 

C:

Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.

D:

Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC. 

Đáp án: C

5.

Chế độ nước sông ngòi nước ta theo mùa do?

A:

Trong năm có hai mùa mưa và khô. 

B:

Độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều 

C:

Mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn 

D:

Đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn, mưa nhiều 

Đáp án: A

6.

Phần đất liền nước ta nằm trong hệ tọa độ địa lí

A:

23020’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ.

B:

23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109020’Đ

C:

23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109024’Đ

D:

24023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109024’Đ

Đáp án: C

23023’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ

7.

Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa là do:

A:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

B:

Mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn

C:

Trong năm có hai mùa mưa, khô đắp đổi nhau.

D:

Diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều.

Đáp án: B

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa:

- Sông ngòi dày đặc:

+ Do mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích và bị chia cắt mạnh, sườn dốc.

+ Nhiều sông nhưng đa số là sông nhỏ, nhiều phụ lưu, mật độ sông lớn.

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa:

+ Mưa nhiều mang lại lượng dòng chảy lớn. Hơn nữa, sông ngòi nước ta nhận một lượng nước lớn nằm ngoài lãnh thổ

+ Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi nên hệ số bào mòn và tổng lượng cát bùn lớn.

8.

Cát trắng, nguyên liệu quý để làm thủy tinh, pha lê tập trung chủ yếu thuộc tỉnh:

A:

Quảng Nam

B:

Bình Định

C:

Khánh Hòa

D:

Bình Thuận

Đáp án: C

9.

Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh, hai mùa chuyển tiếp xuân thu là:

A:

Khu vực phía đông dãy Trường Sơn.

B:

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.

C:

Khu vực phía nam vĩ tuyến 16°B.

D:

Khu vực phía bắc vĩ tuyến 16°B.

Đáp án: D

10.

Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành gió mùa là:

A:

Sự hạ khí áp đột ngột

B:

Sự chênh lệch nhiệt giữa ngày và đêm

C:

Sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương

D:

Sự chênh lệch độ ẩm giữa ngày và đêm

Đáp án: C

11.

Nhận định nào sau đây chưa chính xác về vị trí địa lí nước ta:

A:

Nước ta nằm trong vành đai ôn đới

B:

Nằm trong khu vực múi giờ số 7

C:

Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mạng tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

D:

Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới

Đáp án: A

12.

Nguyên nhân gây mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ vào nửa sau mùa đông là do 

A:

Gió mùa Đông Bắc

B:

Gió mậu dịch nửa cầu Bắc

C:

Gió Tây Nam từ vịnh Bengan

D:

Gió mậu dịch nửa cầu Nam

Đáp án: A

13.

Biện pháp nào không đúng với việc sử dụng đất của vùng đồi núi, trung du nước ta. 

A:

Mở rộng diện tích để chăn nuôi

B:

Tập trung phát triển cây công nghiệp dài ngày

C:

Áp dụng hình thức canh tác nông- lâm kết hợp

D:

Tích cực trồng cây lương thực

Đáp án: D

14.

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4,5 cho biết tỉnh nào sau đây không có đường biên giới với Campuchia?

A:

Bình Phước

B:

Đắc Nông

C:

Tây Ninh

D:

Quảng Trị

Đáp án: D

15.

Hạn chế nào không phải do hình dạng kéo dài và hẹp ngang của lãnh thổ Việt Nam mang lại.

A:

Việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn

B:

Khí hậu phân hóa phức tạp

C:

Khoáng sản nước ta đa dạng nhưng trữ lượng không lớn

D:

Giao thông Bắc- Nam trắc trở

Đáp án: C

Khoáng sản nước ta đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn không phải là hạn chế do hình dạng dài và hẹp của lãnh thổ Việt Nam mang lại

Nguồn: /