Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Địa Lý - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Mã số 1)

Cập nhật: 17/07/2020

1.

Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH LÚA THEO MÙA vự Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn ha)

 

Năm Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa
2005 2 942,1 2 349,3 2 037,8
2010 3 085,9 2 436,0 1 967,5
2014 3 116,5 2 734,1 1 965,6


(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích lúa theo mùa vụ ở nước ta qua các năm?

A:

Lúa đông xuân giảm, lúa hè thu tăng

B:

Lúa đông xuân tăng nhanh hơn lúa hè thu

C:

Lúa đông xuân tăng, lúa mùa giảm

D:

Lúa đông xuân tăng nhiều hơn lúa hè thu

Đáp án: C

Căn cứ vào bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy giai đoạn 2005 đến 2014, Lúa đông xuân tăng ( từ 2942,1 nghìn ha lên 3116,5nghìn ha , lúa mùa giảm (từ 2037,8 nghìn ha xuống 3116,5 nghìn ha)

2.

Các quốc gia thành lập tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt ở Châu Âu là

A:

Đức, Bỉ, Hà Lan

B:

Đức, Pháp, Bỉ

C:

Thụy Điển, Hà Lan, Pháp

D:

Đức, Pháp, Anh

Đáp án: D

Các quốc gia thành lập tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt ở Châu Âu là Đức, Pháp, Anh

3.

Điểm khác biệt của vùng núi Trường Sơn Bắc so với vùng núi Trường Sơn Nam ở nước ta là

A:

có nhiều cao nguyên xếp tầng hơn.

B:

sự tương phản đông- tây rõ rệt hơn.

C:

độ cao trung bình địa hình thấp hơn.

D:

có nhiều khối núi cao đồ sộ hơn.

Đáp án: C

Điểm khác biệt của vùng núi Trường Sơn Bắc so với vùng núi Trường Sơn Nam ở nước ta là Trường Sơn Bắc có độ cao trung bình địa hình thấp hơn Trường Sơn Nam, Trường Sơn Bắc chủ yếu là núi trung bình và núi thấp còn Trường Sơn Nam có các khối núi và cao nguyên cao đồ sộ

4.

Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014

Nước

Sản lượng lương thực (triệu tấn)

Số dân (triệu người)

Trung Quốc

557,4

1364,3

Hoa Kì

442,9

318,9

Ấn Độ

294,0

1295,3

Pháp

56,2

66,5

Việt Nam

50,2

90,7

Thế giới

2817,3

7265,8

Để thể hiện sản lượng lương thực và số dân của một số nước trên thế giới năm 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A:

Cột ghép

B:

Miền

C:

Đường

D:

Tròn

Đáp án: A

Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện các đối tượng có đơn vị khác nhau là biểu đồ kết hợp. Tuy nhiên trong các đáp án không có biểu đồ kết hợp nên lựa chọn biểu đồ cột ghép: 1 cột thể hiện lương thực, 1 cột thể hiện số dân; biểu đồ có 2 trục tung có 2 đơn vị khác nhau (1 trục tung đơn vị là triệu tấn và 1 trục tung đơn vị là triệu người).

Biểu đồ để thể hiện sản lượng lương thực và số dân của một số nước trên thế giới năm 2014 là biểu đồ cột ghép

5.

Phát biểu nào sau đây không đúng với Liên minh châu Âu (EU)?

A:

Là khu vực có sự phát triển đồng đều giữa các quốc gia.

B:

Là tổ chức thương mại đứng hàng đầu trên thế giới.

C:

Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới.

D:

Là một trong các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

Đáp án: A

Phát biểu không đúng với Liên minh châu Âu (EU) là khu vực có sự phát triển đồng đều giữa các quốc gia vì trong khối EU vẫn có sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các nước thành viên

6.

Do tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sông ngòi nước ta có đặc điểm là

A:

lưu lượng nước lớn và hàm lượng phù sa cao

B:

chiều dài tương đối ngắn và diện tích lưu vực nhỏ

C:

chủ yếu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ

D:

chảy theo hướng tây bắc- đông nam và đổ ra biển Đông

Đáp án: A

Do tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sông ngòi nước ta có đặc điểm là lưu lượng nước lớn và hàm lượng phù sa cao, mạng lưới sông ngòi dày đặc và chế độ nước phân hóa theo mùa (sgk Địa lí 12 trang 45-46)

7.

Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho nhiều loài sinh vật tự nhiên trên thế giới bị tuyệt chủng là do

A:

phát triển thủy điện

B:

các vụ cháy rừng

C:

khai thác quá mức

D:

mở rộng đất trồng

Đáp án: C

Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho nhiều loài sinh vật tự nhiên trên thế giới bị tuyệt chủng là do tác động của con người, cụ thể là sự khai thác quá mức của con người

8.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A:

Thanh Hóa

B:

Huế

C:

Đà Nẵng

D:

Vinh

Đáp án: C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trung tâm kinh tế không thuộc vùng Bắc Trung Bộ là Đà Nẵng vì Đà Nẵng thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ

9.

So sánh giữa các địa điểm có cùng độ cao, mùa đông của vùng Tây Bắc nước ta có điểm khác biệt với vùng Đông Bắc là

A:

đến sớm và kết thúc muộn hơn.

B:

đến sớm và kết thúc sớm hơn.

C:

đến muộn và kết thúc sớm hơn

D:

đến muộn và kết thúc muộn hơn.

Đáp án: C

So sánh giữa các địa điểm có cùng độ cao, mùa đông của vùng Tây Bắc nước ta có điểm khác biệt với vùng Đông Bắc là Tây Bắc có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn Đông Bắc. Do Tây Bắc có bức chắn địa hình dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, vuông góc với hướng gió mùa Đông Bắc ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Vì vậy, Tây Bắc có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn Đông Bắc

10.

Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao chủ yếu là do địa điểm này

A:

nằm gần biển, không chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam

B:

nằm gần chí tuyến, không chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam

C:

nằm gần xích đạo, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc

D:

nằm ở vĩ độ thấp, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc

Đáp án: D

Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao chủ yếu là do nguyên nhân nằm ở vĩ độ thấp (hay gần xích đạo), không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm cao

11.

Khu vực Đông Nam Á nằm tiếp giáp với hai đại dương nào sau đây?

A:

Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

B:

Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

C:

Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

D:

Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Đáp án: D

Khu vực Đông Nam Á nằm tiếp giáp với hai đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (xem Atlat trang 4 -5)

12.

Vào nửa sau mùa hạ ở nước ta, gió mùa Tây Nam gặp dãy Trường Sơn không gây hiện tượng phơn khô nóng cho Trung Bộ do gió này có

A:

quãng đường đi dài

B:

tốc độ rất lớn

C:

sự đối hướng liên tục

D:

tầng ẩm rất dày

Đáp án: D

Vào nửa sau mùa hạ ở nước ta, gió mùa Tây Nam gặp dãy Trường Sơn không gây hiện tượng phơn khô nóng cho Trung Bộ do gió này có tầng ẩm rất dày, gió vượt được dãy Trường Sơn mà vẫn còn nhiều hơi ẩm nên không gây phơn (gió nửa sau mùa hạ có nguồn gốc từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam thổi về bán cầu Bắc, di chuyển qua quãng đường dài trên biển nên tầng ẩm rất dày)

13.

Vào mùa đông ở miền Bắc nước ta, giữa những ngày lạnh giá lại có hững ngày nắng ấm là do

A:

trông lạnh hoạt động thường xuyên và liên tục.

B:

tín phong hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc.

C:

gió mùa Đông Bắc thay đổi hướng và tính chất.

D:

tín phong bị gió mùa Đông Bắc lấn át.

Đáp án: B

Vào mùa đông ở miền Bắc nước ta, giữa những ngày lạnh giá lại có hững ngày nắng ấm là do gió tín phong Bắc Bán cầu hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc

14.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta?

A:

Nhiệt độ trung bình tháng VII trên cả nước đều cao

B:

Nhiệt độ trung bình tháng VII ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng Bắc Bộ cao hơn cả nước

C:

Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Nam ra Bắc

D:

Nhiệt độ trung bình tháng I ở miền Bắc thấp hơn nhiều so với miền Nam

Đáp án: C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nhận xét thấy nhiệt độ trung bình băn nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam=> nhận xét không đúng với chế độ nhiệt nước ta là Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Nam ra Bắc.

15.

Đặc điểm chung của địa hình nước ta là:

A:

không xuất hiện địa hình núi cao

B:

ít chịu tác động của con người

C:

có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao

D:

đồi núi chiếm diện tích nhỏ

Đáp án: C

Đặc điểm chung của địa hình nước ta là có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao (sgk Địa lí 12 trang 29)

Nguồn: /