Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT quốc gia năm 2016 lần 1 trường THPT Phú Nhuận - Môn Sinh Học

Cập nhật: 24/08/2020

1.

Cho các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:

A:

(1), (4).

B:

(2), (3).

C:

(1), (2).

D:

(1), (3).

Đáp án: A

2.

Đem giao phối giữa các con chuột F1, F2 phân li 42,1875 % con lông đen, xoăn : 18,75% con trắng, xoăn : 14,0625% con đen, thẳng : 14,0625% con nâu, xoăn : 6,25% con trắng, thẳng : 4,6875% con nâu thẳng. Gen trên nhiễm sắc thể thường, hình dạng lông do cặp alen Dd điều khiển. Kiểu gen của F1 là:

A:

Aa( {Bdover bD}).

B:

AaBbDd.

C:

Bb( {ADover ad}).

D:

Aa( {BDover bd}).

Đáp án: B

3.

Ở một loài thực vật chỉ sinh sản bằng tự thụ phấn, cây hoa trắng sinh ra đời F1 có 75% cây hoa trắng : 18,5% cây hoa đỏ : 6,25% cây hoa vàng. Nếu lấy tất cả các hạt của cây hoa đỏ F1 đem gieo phát triển thành cây F2 thì theo lí thuyết, tỉ lệ cây hoa vàng ơ F2 là:

A:

({ 5over 6})

B:

({ 1over 4})

C:

({ 1over 6})

D:

({ 1over 9})

Đáp án: C

4.

Một plasmid có 3500 cặp nu tiến hành tự nhân đôi 4 lần, số liên kết cộng hoá trị được hình thành giữa các nucleotit của ADN là:

A:

111968.

B:

52500.

C:

105000.

D:

55968.

Đáp án: D

5.

Ở một loài động vật, gen quy định độ dài cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen a quy định cánh ngắn. Cho các con đực cánh dài giao phối ngẫu nhiên với các con cái cánh ngắn (P), thu được F1 gồm 75% số con cánh dài, 25% số con cánh ngắn. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Sau đó, tiếp tục cho F2 giao phối ngẫu nhiên thu được F3 Theo lí thuyết, ở F3 số con cánh dài chiếm tỉ lệ:

A:

({39 over 64})

B:

({3 over 38})

C:

({25 over 64})

D:

({1 over 4})

Đáp án: A

6.

Người ta nuôi cấy các mẫu mô của thực vật hoặc từng tế bào trong ống nghiệm rồi sau đó cho chúng tái sinh thành cây. Phương pháp này có ưu điểm nổi trội là:

A:

Nhân nhanh các giống cây quí hiếm từ một cây có kiểu gen quí và các cây này đều đồng nhất về kiểu gen, sạch dịch bệnh.

B:

Các cây con tất cả các cặp gen đều ở trạng thái di hợp tử nên có ưu thế lai cao.

C:

Nhân nhanh các giống cây quí hiếm từ một cây có kiểu gen quí và các cây này có kiểu gen rất khác nhau tạo ra quần thể có tính di truyền rất đa dạng phong phú.

D:

Các cây con tát cả các cặp gen đều ở trạng thái đồng hợp tử nên tính di truyền ổn định.

Đáp án: A

7.

Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen:

A:

Trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.

B:

Trên nhiễm sắc thể thường.

C:

Nằm ngoài nhiễm sắc thể (ngoài nhân).

D:

Trên nhiễm sắc thể giới tính Y, không có alen tương ứng trên X.

Đáp án: A

8.

Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:


Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là:

A:

I, III, IV, V.

B:

I, II, III, V.

C:

I, III.

D:

II, VI.

Đáp án: C

9.

Mục đích của di truyền tư vấn là:
1. Tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế về khả năng mắc bệnh truyền nhiễm ở người.
2. Chẩn đoán,cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này.
3. Cho lời khuyên về việc kết hôn,sinh sản để hạn chế việc sinh ra những đứa trẻ tật nguyền.
4. Xây dựng phả hệ di truyền của những người đến tư vấn di truyền.
Phương án đúng là:

A:

2, 3.

B:

1, 2, 3.

C:

2, 3, 4.

D:

1, 3, 4.

Đáp án: A

10.

Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc chữa trị các bệnh di truyền ở người, đó là:

A:

Đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để các prôtêin này ức chế hoạt động của gen gây bệnh.

B:

Gây đột biến để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành.

C:

Thay thế các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành.

D:

Loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh.

Đáp án: C

11.

Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là:

A:

Gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục

B:

Gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.

C:

Gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.

D:

Gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.

Đáp án: D

12.

Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu (hoa trắng). Cho cây hoa đỏ dị hợp tử giao phấn với cây hoa tím thuần chủng. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là:

A:

1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

B:

1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa tím.

C:

3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa tím.

D:

3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

Đáp án: B

13.

Ở một loài động vật con cái (XX) mắt đỏ thuần chủng lai với con đực (XY) mắt trắng thuần chủng được: F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho con đực F1 lai phân tích, đời Fb thu được 50% con đực mắt trắng, 25% con cái mắt đỏ, 25% con cái mắt trắng. Nếu cho F1 giao phối tự do thì ở F2 loại cá thể đực mắt trắng chiếm tỉ lệ:

A:

25%.

B:

18.75%.

C:

31.25%.

D:

37.5%.

Đáp án: C

14.

Loài bông của châu Âu có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước lớn, loài bông hoang dại ở Mĩ có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước nhỏ hơn. Loài bông trồng ở Mĩ được tạo ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa giữa loài bông của châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ. Loài bông trồng ở Mĩ có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là:

A:

13 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ.

B:

26 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ.

C:

13 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ.

D:

26 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ.

Đáp án: D

15.

Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.
(2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.
(3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
(4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu).
(5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’.
(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.
Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là:

A:

(3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5).

B:

(2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5).

C:

(5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3).

D:

(1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5).

Đáp án: A

Nguồn: /