Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn Sinh lần 2 - Trường cấp 3 Lê Hoàn - Thanh Hoá

Cập nhật: 21/08/2020

1.

Khi nói về hoá thạch, phát biểu nào sau đây không đúng?

A:

Căn cứ vào tuổi của hoá thạch, có thể biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.

B:

Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.

C:

Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới.

D:

Tuổi của hoá thạch có thể được xác định nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch.

Đáp án: C

Xét các phát biểu của đề bài:

A sai vì hóa thạch cung cấp những bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới, các bằng chứng: giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh, bằng chứng tế bào, sinh học phân tử, bằng chứng địa lý sinh học là những bằng chứng gián tiếp.

2.

Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học?

A:

Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản

B:

Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy)

C:

Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản

D:

Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic

Đáp án: B

Trong các sự kiện trên, B là sự kiện diễn ra trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học chứ không phải tiến hóa hóa học

3.

Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 30%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ

A:

50%

B:

20%

C:

10%

D:

5%

Đáp án: B

- Với tỷ lệ lá nguyên, hoa đỏ = 30% ( eq) 6,25% => bài toán tuân theo quy luật di truyền liên kết gen có hoán vị. Phép lai thoả đề: Aa,Bb x Aa,bb; trong đó

       Aa,bb  0,5Ab : 0,5ab

       Aa,Bb  yAB : yab : (0,5 – y)Ab : (0,5 – y)aB.

=> A-,B- = (0,5Ab  x (0,5 – y)aB) + (yAB  x 0,5ab) + (yAB  x 0,5Ab) = 0,3  =>  y  =  0,1

Tỷ lệ cây là nguyên, hoa trắng thuần chủng sẽ là: AA,bb = 0,5Ab x 0,4Ab = 0,2

  =>  Đáp án B

      

4.

Một quần thể thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy đinh hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền, số cây hoa đỏ chiểm tỉ lệ 91%. Theo lí thuyết, các cây hoa đỏ có kiểu gen đòng hợp tử trong quần thể này chiếm tỉ lệ

A:

49%    

B:

42%

C:

61%

D:

21%

Đáp án: A

Quần thể cân bằng có cây hoa đỏ chiếm 91% nên cây hoa trắng chiếm 100% - 91% = 9%

aa = 9% → Tần số alen a = 0,3

Tần số alen A = 0,7

Tần số kiểu gen AA là: 0,72=0,49

5.

Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây không đúng? 

A:

Quá trình ngẫu phối làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình.

B:

Quá trình ngẫu phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

C:

Quá trình ngẫu phối làm cho tần số kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ.

D:

Quá trình ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.

Đáp án: C

6.

Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia 
không có lợi cũng không có hại là 

A:

quan hệ vật chủ - vật kí sinh

B:

quan hệ ức chế - cảm nhiễm

C:

quan hệ hội sinh

D:

quan hệ cộng sinh

Đáp án: C

7.

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.

(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.

(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.

(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên

A:

3

B:

4

C:

2

D:

1

Đáp án: B

Cả 4 phát biểu trên đều đúng

8.

Ở một loài động vật, xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; alen A quy định vảy đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định vảy trắng. Cho con cái vảy trắng lai với con đực vảy đỏ thuần chủng (P), thu được F1 toàn con vảy đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, thu đƣợc F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 con vảy đỏ : 1 con vảy trắng, tất cả các con vảy trắng đều là con cái. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Dựa vào các kết quả trên, dự đoán nào sau đây đúng?

A:

F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 2 : 1.

B:

Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy trắng chiếm tỉ lệ 25%.

C:

Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con đực vảy đỏ chiếm tỉ lệ 43,75%.

D:

Nếu cho F2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F3 các con cái vảy đỏ chiếm tỉ lệ 12,5%.

Đáp án: C

Quy ước: A: đỏ ; a: trắng / X

Do con đực ở ở thế hệ P có KG thuần chủng và tất cả cá con vảy trắng đều là cái ở F2 => kiểu gen của thế hệ P: XAXA, con cái có KG XaY.

Ta có sơ đồ lai:

P:XAXA×XaY

F1:XAXa:XaY

F1xF1:XaY×XAXa

F2:XAXA:XAXa:XAY:XaY.

F2×F2: tỉ lệ giao tử: ((3over 4)XA:(1 over 4)Xa) (1/4XA:1/4Xa:2/4Y)

(A). Sai. Do tỉ lệ cá cái vảy trắng F3 = 12,5%

(D).Đúng.tỉ lệ đực đỏ F3  ((3 over 13)XAXA:(3 over 16)XAXa:(1 over 16)XAXa)=43,75%

9.

Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?

A:

0,64AA : 0,04Aa: 0,32aa

B:

0,32AA : 0,64Aa: 0,04aa

C:

0,64AA : 0,32Aa: 0,04aa

D:

0,04AA : 0,64Aa: 0,32aa

Đáp án: C

10.

Có thế gọi phiên mã là quá trình tổng hợp:

A:

mARN 

B:

rARN

C:

tARN

D:

ARN

Đáp án: D

Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN (mARN, tARN, rARN)

11.

Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vườn ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam.

Đây là biểu hiện của hiện tượng:

A:

Diễn thế nguyên sinh

B:

Diễn thế thứ sinh

C:

Diễn thế khôi phục

D:

Diễn thế nguyên sinh hoặc Diễn thế khôi phục

Đáp án: B

Đây là biểu hiện của hiện tượng diễn thế thứ sinh vì trước đó đã có 1 quần xã sinh vật sống ở đó.

12.

Trong thành phần cấu trúc của một gen điển hình gồm có các phần:

A:

Vùng điều hòa,vùng mã hóa và vùng kết thúc.

B:

Vùng cấu trúc,vùng mã hóa và vùng kết thúc.

C:

Vùng khởi động, vùng vận hành và vùng cấu trúc.

D:

Vùng khởi động, vùng mã hóa và vùng kết thúc.

Đáp án: A

Phần cấu trúc của 1 gen điển hình gồm có:

Vùng điều hòa – vùng mã hóa- vùng kết thúc

13.

Sự xuất hiện của thực vật có hoa diễn ra vào:

A:

Đại thái cổ

B:

Đại cổ sinh

C:

Đại trung sinh

D:

Đại tân sinh

Đáp án: C

Thực vật có hoa xuất hiện vào đại trung sinh

14.

Bệnh/Hội chứng di truyền nào sau đây do đột biến số lượng NST?

A:

Mù màu

B:

Máu khó đông

C:

Ung thư máu ác tính

D:

Hội chứng đao

Đáp án: D

Hội chứng Đao là do có 3 NST số 21

Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là do đột biến gen.

Bệnh ung thư máu ác tính là do đột biến cấu trúc NST

15.

Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì

A:

sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên

B:

sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống

C:

sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên

D:

sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu

Đáp án: A

Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì: sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên do không đủ nguồn sống cung cấp cho tất cả cá thể trong quần thể

Nguồn: /