Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học Trường THPT Yên Hòa - Hà Nội năm học 2019 - 2020 lần 2

Cập nhật: 12/08/2020

1.

Cho thỏ lông trắng lai phân tích, đời con thu được 75% thỏ lông trắng; 25% thỏ lông đen. Tính trạng màu lông thỏ di truyền theo quy luật:

A:

Tương tác gen bổ trợ, tính trạng lông đen do hai gen trội không alen cùng quy định.

B:

Tính trạng lông trắng trội hoàn toàn so với tính trạng lông đen.

C:

Tương tác gen cộng gộp, gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.

D:

Tương tác gen át chế, gen trội át gen không alen với nó.

Đáp án: D

2.

Ở ruồi giấm: A: chân dài> a: chân ngắn; B cánh dài > b: cánh cụt; D: thân xám> d: thân đen. Biết các gen đều trên NST thường, P thuần chủng, F1 100% (Aa, Bb, Dd) F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 298 con (A-B-dd): 599 con (A-B-D-): 303 con aabbD-. Kiểu gen của căp bố mẹ là:

A:

 ({{AbD} over AbD}) x ({{aBd} over aBd})

B:

AA ({{Bd} over Bd})x aa({{bD} over bD}).

C:

 ({{ABd} over ABd})({{abD} over abD})

D:

({{ABd} over ABd})({{abD} over abd})

Đáp án: C

3.

Cho phép lai P: ♀AaBbDd  ♂AaBbdd. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai trên tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

A:

56

B:

42

C:

18

D:

24

Đáp án: B

4.

Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen A, a và B, b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Trong một phép lai giữa hai cây có kiểu hình khác nhau, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 : 2 : 1. Cho biết không xảy ra đột biến và không xảy ra hoán vị gen. Phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả trên?

A:

B:

C:

D:

Đáp án: B

5.

Giả sử một tế bào sinh tinh có kiểu gen 
Ab
Dd
aB giảm phân bình thường và có hoán vị gen 
giữa alen B và b. Theo lí thuyết, các loại giao tử được tạo ra từ tế bào này là 

A:

B:

C:

D:

Đáp án: C

6.

Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền? 

A:

0,01Aa : 0,18aa : 0,81AA

B:

0,81 Aa : 0,01aa : 0,18AA

C:

0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa

D:

0,81Aa : 0,18aa : 0,01AA

Đáp án: C

7.

Sự tăng một số nguyên lần NST đơn bội của một loài là hiện tượng

A:

Dị đa bội

B:

Tứ bội

C:

Tự đa bội 

D:

Tam bội

Đáp án: C

Sự tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của 1 loài là hiện tượng tự đa bội 

Dị đa bội là bộ NST gồm có 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau

Tam bội 3n, tứ bội 4n là các thể đa bội có bộ NST gấp 3; 4 lần bộ NST đơn bội 

Đáp án đúng C

8.

Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là A,a; B,b và D,d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd . AaBbDd cho đời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ

A:

(1over64.)

B:

(5over16)

C:

(3over32)

D:

(15over64.)

Đáp án: D

Cây cao 170 cm có số alen trội trong kiểu gen là (170 – 150) : 5 = 4

Phép lai AaBbDd . AaBbDd cho đời con có số cây cao 170 cm là : ({ C ^4_6 over 2^6} = {15 over 64})

Đáp án đúng D

9.

Giả sử từ một tế bào vi khuẩn có 3 plasmit, qua 2 đợt phân đôi bình thường liên tiếp, thu được các tế bào con. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? 

(1) Quá trình phân bào của vi khuẩn này không có sự hình thành thoi phân bào. 

(2) Vật chất di truyền trong tế bào vi khuẩn này luôn phân chia đồng đều cho các tế bào con

(3) Có 4 tế bào vi khuẩn được tạo ra, mỗi tế bào luôn có 12 plasmit. 

(4) Mỗi tế bào vi khuẩn được tạo ra có 1 phân tử ADN vùng nhân và không xác định được số plasmit.

(5) Trong mỗi tế bào vi khuẩn được tạo ra, luôn có 1 phân tử ADN vùng nhân và 1 plasmit. 

 

A:

4

B:

5

C:

2

D:

3

Đáp án: C

Đáp án đúng C

10.

Ở người, alen A quy định không bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen a quy định bị bệnh N, alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bị bệnh M. Hai gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X và giả sử cách nhau 20cM. Người phụ nữ (1) không bị bệnh N và M kết hôn với người đàn ông (2) chỉ bị bệnh M, sinh được con gái (5) không bị hai bệnh trên. Một cặp vợ chồng khác là (3) và (4) đều không bị bệnh N và M, sinh được con trai (6) chỉ bị bệnh M và con gái (7) không bị bệnh N và M. Người con gái (7) lấy chồng (8) không bị hai bệnh trên, sinh được con gái (10) không bị bệnh N và M. Người con gái (5) kết hôn với người con trai (6), sinh được con trai (9) chỉ bị bệnh N. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M.

(2) Xác định được tối đa kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.

(3) Người phụ nữ (1) mang alen quy định bệnh N.

(4) Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thú hai là con trai có thể không bị bệnh N và M.

(5) Người con gái (7) có thể có kiểu gen 

A:

4

B:

1

C:

3

D:

2

Đáp án: C

11.

Một gen có chiều dài 5100 Å và có 3.900 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nu của gen nói trên bằng:

A:

A = T = 900, G = X = 60

B:

A = T = 600, G = X =900

C:

A = T = 720, G = X = 480

D:

A = T = 480, G = X =720

Đáp án: B

Hướng dẫn: 2A + 2G = 2X5100/3,4 (1)

2A + 3G = 3900 (2)

GiẢI (1) và (2), tìm đƣợc A = T= 600, G = X = 900

12.

Gen A có tổng số 3240 liên kết hiđrô và Guanin chiếm35% tổng số nuclêôtit của gen. Gen A bị đột biến thành gen a; cả hai gen này tự nhân đôi 3 lần đã cần môi trường cung cấp 11753 xitôzin và 5040 ađênin. Đây là dạng đột biến:

A:

Mất 1 cặp G-X

B:

Thêm 2 cặp G-X

C:

Mất 1 cặp A-T

D:

Thay cặp G-X bằng cặp A-T

Đáp án: A

13.

Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước theo thứ tự đúng là:

A:

Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

B:

Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Tạo dòng thuần chủng.

C:

Tạo dòng thuần chủng → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

D:

Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Tạo dòng thuần chủng.

Đáp án: B

Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước theo thứ tự đúng

1.Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến

2.Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn

3. Tạo dòng thuần chủng.

14.

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh M ở người do một trong hai alen của một gen quy định:

Biết rằng không phát sinh đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phả hệ trên?I. Bệnh M do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.II. Có thể có tối đa 12 người trong phả hệ này có kiểu gen giống nhau.III. Xác suất sinh con thứ ba bị bệnh M của cặp vợ chồng II7 - II8 là 1/4.IV. Xác suất sinh con đầu lòng có kiểu gen dị hợp tử của cặp vợ chồng III13 - III14 là 5/12.

A:

1

B:

2

C:

3

D:

4

Đáp án: B

Xét quy luật di truyền bệnh M ở người

Bố mẹ bình thường sinh ra con bị bệnh →Gen gây  bệnh là gen lặn

Bố bình thường sinh con gái bị bệnh →Gen bị bệnh  nằm trên NST thường → I sai

Quy ước A – bình thường; a – bệnh M

Các cặp vợ chồng 1 và 2,3 và 4,10 và 11 đều bình thường nhưng sinh con ra bị bệnh nên có chung kiểu gen là –Aa

6,9,15 bị bệnh nên có kiểu gen aa

5,7,8,12,13,14 là những người bình thường có kiểu hình A-; có thể có kiểu gen Aa hoặc AA

Vậy có thể có tối đa 12 người trong phả hệ này có kiểu hình bình thường có kiểu gen Aa => II đúng

III. 7 và 8 có bố mẹ có kiểu gen Aa nên tỉ lệ kiểu gen của 7, 8 có thể là 1/3AA và 2/3 Aa

Để sinh ra đứa con thứ 3 bị bệnh thì 7 và 8 có kiểu gen Aa

Xác suất sinh con thứ 3 bị bệnh M là : 2/3 x 2/3 x 1/4 = 1/9

III sai

IV. Tỉ lệ 7 và 8 sinh con bình thường là 1 – 1/9 = 8/9

Tỉ lệ kiểu gen của 13 là 1/3 AA : ½ Aa

Tỉ lệ kiểu gen của 14 là : 1/3AA : 2/3 Aa

Xác suất sinh con đầu lòng có kiểu gen dị hợp tử Aa là :

1/2 AA x 2/3 Aa x  1/2+1/2Aa x 1/3AA x 1/2 + 1/2Aa x 1/2 = 1/6 + 1/12 = 5/12

IV đúng

Vậy có 2 ý đúng là II và IV.

15.

Cho các yếu tố/cấu trúc/sinh vật sau đây:

(1). Lớp lá rụng nền rừng    (2). Cây phong lan bám trên thân cây gỗ   (3). Đất

(4). Hơi ẩm                           (5). Chim làm tổ trên cây                            (6). Gió

Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố vô sinh?

A:

3

B:

4

C:

5

D:

6

Đáp án: B

Các yếu tố vô sinh là: (1), (3), (4), (6)

Nguồn: /