Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học Trường THPT Nhân Chính - Hà Nội năm học 2019 - 2020 lần 1

Cập nhật: 26/08/2020

1.

Ở một loài côn trùng, đột biến gen A tạo alen a. Thể đột biến (có kiểu gen aa) có mắt lồi hơn thể bình thường, giúp chúng kiếm ăn tốt hơn và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, nhưng thể đột biến mất khả năng sinh sản. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, đột biến trên:

A:

Có hại cho sinh vật.

B:

Là đột biến vô nghĩa.

C:

Là đột biến trung tính.

D:

Có lợi cho sinh vật.

Đáp án: A

2.

Nhận định nào dưới đây về ung thư là KHÔNG chính xác?

A:

Các tế bào ung thư ác tính mất khả năng bám dính tạo thành mô dẫn đến khả năng di căn.

B:

Các gen mã hóa cho protein điều khiển chu kỳ tế bào bị đột biến làm giảm hàm lượng các protein điều khiển chu kỳ tế bào.

C:

Rối loạn điều khiển chu kỳ tế bào dẫn đến sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào.

D:

Các tác nhân gây đột biến đều là các tác nhân gây ung thư.

Đáp án: B

3.

Hệ sinh thái nào sau đây đặc trưng cho vùng nhiệt đới?

A:

Đồng rêu. 

B:

Thảo nguyên. 

C:

Rừng Địa Trung Hải. 

D:

Hoang mạc. 

Đáp án: D

4.

Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi

A:

điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất

B:

mức độ sinh sản và mức độ tử vong xấp xỉ như nhau

C:

điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng)

D:

mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng

Đáp án: C

5.

Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm 

A:

ARN mạch đơn và prôtêin loại histôn

B:

ADN mạch đơn và prôtêin loại histôn

C:

ARN mạch kép và prôtêin loại histôn

D:

ADN mạch kép và prôtêin loại histôn

Đáp án: D

6.

Phát biểu nào sau đây là đúng đối với tháp sinh thái? 

A:

Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.

B:

Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ. 

C:

Tháp sinh khối luôn có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ. 

D:

Tháp số lượng được xây dựng dựa trên sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng. 

Đáp án: A

7.

Hình bên ghi lại đường cong tăng trưởng của của quần thể trùng đế giày được nuôi trong phòng thí nghiệm. Quần thể này:

A:

Có điều kiện sống hoàn toàn thoả mãn nhu cầu của các cá thể

B:

Có nguồn sống dồi dào, không gian cư trú không giới hạn

C:

Tăng trường theo tiềm năng sinh học

D:

Có điều sống không hoàn toàn thuận lợi

Đáp án: D

Đường cong tăng trưởng dạng chữ S. Ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm do kích thước còn nhỏ; sau đó tăng rất nhanh rồi lại chậm dần và đi ngang do nguồn sống giảm, số lượng cá thể dần cân bằng với sức chứa của môi trường

Đáp án đúng D

8.

Ở một loài sinh vật, một tế bào sinh tinh có bộ NST kí hiệu AaBbDd. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa và Dd phân li bình thường ; cặp Bb  không phân  li; giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử được tạo ra tử cơ thể có chứa tế bào sinh tinh trên là:

A:

6

B:

4

C:

2

D:

8

Đáp án: D

Tế bào có kiểu gen AaBbDd => giảm phân tạo ra 2 = 8 giao tử

Đáp án đúng D

9.

Khi nói về các chu trình sinh địa hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch có thể làm cho khí hậu Trái Đất nóng lên.
(2) Tất cả lượng cacbon của quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
(3) Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn nitrit hóa và vi khuẩn phản nitrat hóa luôn làm giàu nguồn dinh dưỡng
khoáng nitơ cung cấp cho cây.
(4) Nước trên Trái Đất luôn luân chuyển theo vòng tuần hoàn
 

A:

1

B:

2

C:

3

D:

4

Đáp án: B

Sử dụng nhiên liệu hóa thạch => tăng thải CO2 => tăng hiệu ứng nhà kính => trái đất nóng lên

Không phải tất cả cacbon đều được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà một phần sẽ được lắng đọng dưới dạng trầm tích

Vi khuẩn phản nitrat hóa biến đổi nitrat NO3- thành N2 không khí, do đó làm mất nito của đát => giảm nguồn nito cung cấp cho cây

Nước trên Trái đất luôn luân chuyển theo vòng tuần hoàn Vậy các phát biểu đúng là 1,4

Đáp án B
 

10.

Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “người phiên dịch”?

A:

rARN.

B:

tARN.

C:

mARN.

D:

ADN.

Đáp án: B

11.

Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh Y các gen này nằm trên các NST tương đồng khác nhau. Bằng phương pháp gây đột biến, ngƣời ta có thể tạo ra giống lúa mới có hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau. Dạng đột biến cấu trúc NST đƣợc sử dụng để tạo ra giống lúa mới trên là đột biến:

A:

lặp đoạn.

B:

chuyển đoạn.

C:

đảo đoạn.

D:

mất đoạn.

Đáp án: B

12.

Sự thay đổi số lƣợng nhiễm sắc thể chỉ liên quan đến một hay một số cặp nhiễm sắc thể gọi là

A:

đa bội thể lẻ

B:

thể tú bội

C:

thể tam bội

D:

thể lệch bội

Đáp án: D

13.

Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, F, H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này: 

(1) Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn.

(2) Loài D tham gia vào 2 chuỗi thức ăn khác nhau.

(3) Loài E tham gia vào ít chuỗi thức ăn hơn loài F.

(4) Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ không mất đi.

(5) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5.

(6) Nếu số lượng cá thể của loài C giảm thì số lượng cá thể của loài F giảm.

Số phương án trả lời đúng là

A:

2

B:

3

C:

4

D:

5

Đáp án: B

Từ sơ đồ trên ta có thể thấy trong hệ sinh thái có các chuỗi thức ăn:

1: A → B → D → H                            2: A → E → D → H

3: A → E → H                                   4: A → C → F → H

5: A → C → F → E→ H                      6: A → C → F → E → D → H

Xét các phát biểu của đề bài

(1) đúng

(2) sai. Loài D có thể tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau là các chuỗi 1, 2, 6

(3) sai. Loài E có thể tham gia vào 4 chuỗi: 2, 3, 5, 6. Loài F chỉ có thể tham gia vào 3 chuỗi 4, 5, 6

(4) đúng. Khi loài B mấy đi thì loài D vẫn có thể sử dụng loài E làm thức ăn

(5) sai. Bậc dinh dưỡng cấp 5 chỉ gốm 2 loài: D, H

(6) đúng. Khi loài C giảm thì F cũng giảm do F chỉ sử dụng C làm thức ăn.

14.

Trong tế bào người 2n chứa lượng ADN bằng 6.109 đôi nuclêôtit. Tế bào nơ ron thần kinh chứa  số nuclêôtit là;

A:

6 ×109 đôi nuclêôtit.

B:

(6 × 2) × 109 đôi nuclêôtit.

C:

(6 × 2) × 109 đôi nuclêôtit.

D:

6 × 109 đôi nuclêôtit.

Đáp án: D

15.

Một gen có 2400 nuclêôtit đã xảy ra đột biến mất 3 cặp nuclêôtit 9, 11, 16 trong gen, chuỗi prôtêin tương ứng do gen tổng hợp:

A:

mất một axitamin.

B:

thay thế một axitamin khác.

C:

mất một axitamin và khả năng xuất hiện tối đa 3 axitamin mới.

D:

thay đổi các axitamin tương ứng với vị trí đột biến trở đi.

Đáp án: C

Nguồn: /