Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý 2017 Ngày 11.5.2017

Cập nhật: 29/07/2020

1.

Đối với nền kinh tế tri thức, tầm quan trọng của giáo dục và vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông lần lượt là

A:

lớn và quyết định    

B:

rất lớn và quyết định

C:

rất lớn và lớn

D:

lớn và rất lớn

Đáp án: B

2.

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A:

Hạ Long, Thái Nguyên.

B:

Hạ Long, Điện Biên Phủ.

C:

Hạ Long, Lạng Sơn

D:

Thái Nguyên, Việt Trì.

Đáp án: C

3.

Nhiều vùng núi ở nước ta lan ra sát biển hoặc biển nhấn chìm thành các đảo, quần đảo là:

A:

Vùng quần đảo Trường Sa (1)

B:

Cả (1), (2), (3) đều đúng

C:

Vùng quần đảo Hoàng Sa (3)

D:

Vùng biển Hạ Long, Quảng Ninh ở vịnh Bắc Bộ (2)

Đáp án: D

4.

Đông Nam Bộ có thể phát triển mạnh cả cây công nghiệp lâu năm lẫn cây công nghiệp ngắn ngày nhờ : 

A:

Có khí hậu nhiệt đới ẩm mang tính chất cận Xích đạo.

B:

Có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến nhất nước.

C:

Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống kinh nghiệm.

D:

Có nhiều diện tích đất đỏ ba dan và đất xám phù sa cổ.

Đáp án: D

5.

Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí: 

A:

Tiếp giáp với biển Đông 

B:

Trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương 

C:

Trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật 

D:

Ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới

Đáp án: B

6.

Tài nguyên quý giá ven các đảo, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là: 

A:

Trên 2000 loài cá. 

B:

Các rạn san hô 

C:

Nhiều loài sinh vật phù du.     

D:

Hơn 100 loài tôm 

Đáp án: B

7.

Bảo vệ môi trường cần tập trung ở các vùng 

A:

Đồi núi, đồng bằng, ven biển và biển 

B:

Đồi núi, cao nguyên, đồng bằng và biển 

C:

Đồi núi, thành thị, nông thôn và ven biển 

D:

Đồi núi, thành thị, nông thôn, vùng biển 

Đáp án: A

8.

Hậu quả lớn nhất của việc phân bố dân cư không hợp lí là 

A:

Khó khăn cho việc khai thác tài nguyên   

B:

Ô nhiễm môi trường 

C:

Gây lãng phí nguồn lao động.         

D:

Giải quyết vấn đề việc làm 

Đáp án: C

9.

Đây là một trong những vấn đề cần chú ý trong quá trình đô thị hoá của nước ta. 

A:

Đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn. 

B:

Hạn chế các luồng di cư từ nông thôn ra thành thị. 

C:

Ấn định quy mô phát triển của đô thị trong tương lai. 

D:

Phát triển đô thị theo hướng mở rộng các vành đai 

Đáp án: A

10.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: 

A:

Hội nhập nền kinh tế thế giới. 

B:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

C:

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

D:

Mở rộng đầu tư ra nước ngoài. 

Đáp án: B

11.

Đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của nước ta.

A:

Tạo điều kiện cho hoạt động nông nghiệp thực hiện suốt năm.

B:

Làm cho nông nghiệp nước ta song hành tồn tại hai nền nông nghiệp. 

C:

Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. 

D:

Làm tăng tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp. 

Đáp án: B

12.

Sự phân hoá của khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp của nước ta. Điều đó được thể hiện ở : 

A:

Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. 

B:

Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp khác nhau giữa các vùng. 

C:

Tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới. 

D:

Sự đa dạng của sản phẩm nông nghiệp nước ta. 

Đáp án: B

13.

Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì :

A:

Có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn. 

B:

Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. 

C:

Có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú. 

D:

Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. 

Đáp án: B

14.

Đây là biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản : 

A:

Tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt. 

B:

Đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến. 

C:

Hiện đại hoá các phương tiện tăng cường đánh bắt xa bờ. 

D:

Tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến. 

Đáp án: C

15.

Năng suất lao động của hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp chủ yếu là do 

A:

Môi trường biển bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm. 

B:

Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu. 

C:

Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm còn nhiều hạn chế. 

D:

Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới. 

Đáp án: D

Nguồn: /