Danh sách bài viết

Đề thi trắc nghiệm vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu môn Sinh Học lớp 8 Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu

Cập nhật: 23/08/2020

1.

Cơ sở khoa học của việc uống đủ nước là:

A:

Hạn chế tác hại của những chất độc.

B:

Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu diễn ra liên tục.

C:

Hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh.

D:

Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.

Đáp án: C

2.

Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu là:

A:

Thường xuyên giữ vệ sinh cho cơ thể, khẩu phần ăn hợp lí và đi tiểu đúng lúc.

B:

Thường xuyên giữ vệ sinh cho cơ thể.

C:

Khẩu phần ăn hợp lí.

D:

Đi tiểu đúng lúc.

Đáp án: A

3.

Những tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu là:

A:

Vi khuẩn; các chất độc hại (thủy ngân, asenic, chất độc do thức ăn bị ôi thiu); các chất vô cơ và hữu cơ bị kết tinh ở nồng độ quá cao.

B:

Vi khuẩn.

C:

Các chất vô cơ và hữu cơ bị kết tinh ở nồng độ quá cao.

D:

Các chất độc hại (thủy ngân, asenic, chất độc do thức ăn bị ôi thiu).

Đáp án: A

4.

Những yếu tố không thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu là:

A:

Vi trùng gây bệnh.

B:

Các chất độc trong thức ăn, đồ uống.

C:

Khẩu phần ăn uống không hợp lí.

D:

Các vitamin và nước.

Đáp án: D

5.

Về mùa hè nồng độ các chất trong nước tiểu cao hơn nồng độ các chất trong nước tiểu bài tiết ở mùa đông vì:

A:

Mùa hè mất nước ở nhiều cơ quan nên nồng độ các chất trong nước tiểu tăng cao hơn.

B:

Mùa hè uống nước có vitamin và muối khoáng nên nồng độ các chất trong nước tiểu cao hơn.

C:

Mùa hè uống nước nhiều nên quá trình lọc máu diễn ra liên tục làm nồng độ các chất trong nước tiểu cao hơn.

D:

Mùa hè mồ hôi ra nhiều nên nước bài tiết ra qua mồ hôi nhiều là nguyên nhân làm cho nồng độ các chất trong nước tiểu tăng.

Đáp án: D

6.

Để hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh cho cơ thể và cho cơ quan bài tiết nước tiểu cần :

A:

Thường xuyên cung cấp các vitamin và muối khoáng.

B:

Thường xuyên cung cấp các loại thực phẩm sạch.

C:

Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.

D:

Thường xuyên uống nước đầy đủ.

Đáp án: C

7.

Khi đường dẫn nước tiểu bị sỏi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
1. Gây nên bí tiểu hoặc không đi tiểu được
2. Đi tiểu ra máu
3. Người bệnh đau dữ dội và có thể bị sốt
4. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng
5. Bàng quang căng có thể vỡ gây tử vong ở người

A:

1, 2, 5.

B:

2, 4, 5.

C:

2, 3, 5.

D:

1, 3, 4.

Đáp án: D

8.

Khẩu phần ăn hợp lí có tác dụng:

A:

Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu được liên tục.

B:

Tránh cho hệ bài tiết làm việc nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.

C:

Hạn chế tác hại của chất độc.

D:

Hạn chế tác hại của chất độc, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu được liên tục và tránh cho hệ bài tiết làm việc nhiều, hạn chế sỏi thận.

Đáp án: D

9.

Thường xuyên giữ vệ sinh cho hệ bài tiết có tác dụng:

A:

Tránh cho hệ bài tiết làm việc quá nhiều.

B:

Hạn chế tác hại của chất độc.

C:

Hạn chế tác hại của các vi sinh vật.

D:

Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu được liên tục.

Đáp án: C

10.

Cơ sở khoa học của việc không nên ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại là:

A:

Hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh.

B:

Hạn chế tác hại của những chất độc.

C:

Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.

D:

Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu diễn ra liên tục.

Đáp án: B

Nguồn: /