Danh sách bài viết

Đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2011 Môn: Sinh Học

Cập nhật: 27/08/2020

1.

Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng 
được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể một?

A:

AaBbDdd

B:

AaBbd

C:

AaBb

D:

AaaBb

Đáp án: B

2.

Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể
thường khác nhau. Nếu một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền về cả hai cặp 
gen trên, trong đó tần số của alen A là 0,2; tần số của alen B là 0,4 thì tỉ lệ kiểu gen AABb là

A:

1,92%

B:

0,96%

C:

3,25%

D:

0,04%

Đáp án: A

3.

Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. 
Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể tự thụ phấn có tần số các kiểu gen là 0,6AA : 0,4Aa. Biết rằng 
không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen của quần thể, tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây hoa đỏ ở F1 là 

A:

96%

B:

 90%

C:

64%

D:

32%

Đáp án: B

4.

Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây làm thay đổi số lượng gen trên một nhiễm sắc thể?

A:

Đột biến lệch bội

B:

Đột biến đa bội

C:

Đột biến mất đoạn

D:

Đột biến đảo đoạn

Đáp án: C

5.

Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh: 
(1) Môi trường chưa có sinh vật. 
(2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).
(3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong. 
(4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. 
Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là: 

A:

(1), (4), (3), (2)

B:

(1), (3), (4), (2)

C:

(1), (2), (4), (3)

D:

(1), (2), (3), (4)

Đáp án: B

6.

Khi nói về chu trình sinh địa hoá nitơ, phát biểu nào sau đây không đúng?

A:

Vi khuẩn phản nitrat hoá có thể phân hủy nitrat (NO3- ) thành nitơ phân tử (N2)

B:

Một số loài vi khuẩn, vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ từ không khí. 

C:

Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối, như muối amôn ( NH4+), nitrat (NO3- )

D:

Động vật có xương sống có thể hấp thu nhiều nguồn nitơ như muối amôn ( NH4+), nitrat (NO3- )

Đáp án: D

7.

Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin (A) và có tỉ lệ ({A + T over G + X} = 1,5). Gen B bị đột biến dạng thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là 

A:

3599

B:

3600

C:

3899

D:

3601

Đáp án: A

8.

 Cho những ví dụ sau: 
(1) Cánh dơi và cánh côn trùng. 
(2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi.
(3) Mang cá và mang tôm. 
(4) Chi trước của thú và tay người. 
Những ví dụ về cơ quan tương đồng là 

A:

(1) và (2)

B:

(1) và (3)

C:

(2) và (4)

D:

(1) và (4)

Đáp án: C

9.

Biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: XGA3' mã hoá axit 
amin Acginin;5'UXG và AGX3' cùng mã hoá axit amin Xêrin; GXU3' mã hoá axit amin 
Alanin. Biết trình tự các nuclêôtit ở một đoạn trên mạch gốc của vùng mã hoá ở một gen cấu trúc của 
sinh vật nhân sơ là GXTTXGXGATXG . Đoạn gen này mã hoá cho 4 axit amin, theo lí thuyết, 
trình tự các axit amin tương ứng với quá trình dịch mã là 

A:

Acginin – Xêrin – Alanin – Xêrin

B:

Xêrin – Acginin – Alanin – Acginin

C:

Xêrin – Alanin – Xêrin – Acginin

D:

Acginin – Xêrin – Acginin – Xêrin

Đáp án: D

10.

Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T = 600 nuclêôtit. Số
nuclêôtit mỗi loại của gen trên là 

A:

A = T = 300; G = X = 1200

B:

A = T = 1200; G = X = 300

C:

A = T = 900; G = X = 600

D:

A = T = 600; G = X = 900

Đáp án: D

11.

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen tương tác với nhau quy định. 
Nếu trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; nếu chỉ có một loại alen
trội A hoặc B hoặc không có alen trội thì cho kiểu hình hoa trắng. Lai hai cây (P) có hoa trắng thuần 
chủng với nhau thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 lai với cây hoa trắng có kiểu gen đồng 
hợp lặn về hai cặp gen nói trên thu được Fa. Biết rằng không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ
lệ phân li kiểu hình ở Fa là 

A:

9 cây hoa trắng : 7 cây hoa đỏ

B:

3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng

C:

1 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ

D:

3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ

Đáp án: D

12.

Cho các nhân tố sau: 
(1) Giao phối không ngẫu nhiên. 
(2) Chọn lọc tự nhiên. 
(3) Đột biến gen. 
(4) Giao phối ngẫu nhiên. 
Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, những nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là 

A:

(2) và (4)

B:

(2) và (3)

C:

(1) và (4)

D:

(3) và (4)

Đáp án: B

13.

Phát biểu nào sau đây là đúng với quan điểm của Lamac về tiến hoá?

A:

Hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi. 

B:

Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào cách li sinh sản và khả
năng phát sinh các đột biến. 

C:

Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các 
loài mới từ một loài tổ tiên ban đầu. 

D:

Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của chọn lọc tự nhiên 
theo con đường phân li tính trạng. 

Đáp án: C

14.

Cơ thể có kiểu gen giảm phân tạo ra 16 loại giao tử, trong đó loại giao tử AbDe
chiếm tỉ lệ 4,5%. Biết rằng không có đột biến, tần số hoán vị gen là 

A:

18%

B:

40%

C:

36%

D:

24%

Đáp án: C

15.

Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, giao phối không ngẫu nhiên 

A:

làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

B:

làm xuất hiện những alen mới trong quần thể. 

C:

chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể. 

D:

làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định. 

Đáp án: C

Nguồn: /