Danh sách bài viết

Đề thử THPT quốc gia năm 2016 lần 6 Môn Sinh Học

Cập nhật: 21/08/2020

1.

Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau?

A:

Cơ quan  tương tự.

B:

Cơ quan tương đồng.

C:

Hóa thạch.      

D:

Cơ quan thoái hóa.

Đáp án: C

Hóa thạch.

2.

Nếu đột biến lệch bội xảy ra ở giai đoạn phát triển sớm của hợp tử thì

A:

một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm.

B:

tạo nên thể tứ bội.      

C:

toàn bộ cơ thể mang đột biến lệch bội.          

D:

tạo nên thể dị đa bội.

Đáp án: C

3.

Trong một quần thể xét 5: Gen 1 có 3 alen, gen 2 có 4 alen hai gen này nằm trên cùng một cặp NST thường, gen 3 và gen 4 đều có 2 alen hai gen này nằm trên NST giới tính X không có đoạn tương đồng trên Y, gen 5 có 5 alen nằm trên Y không có alen trên X. Số kiểu gen tối đa trong quần thể:

A:

1092.             

B:

108.

C:

2340.

D:

4680.

Đáp án: C

- Số loại KG do gen 1 và gen 2 tạo ra là: { 3.4 ( 3.4 + 1 ) }: 2 = 78.

- Số loại KG do gen 3; 4 và gen 5 tạo ra là: {{ 2.2 ( 2.2 + 1 ) }: 2} + 2.2.5 = 30.

- Số kiểu gen tối đa trong quần thể: 78 x 30 = 2340. Chọn C.

4.

Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Cho giao phấn 2 cây thân cao, hoa đỏ đều có 2 cặp gen dị hợp khác nhau, F1 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm tỷ lệ 19,24 %. Nếu hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới với tỷ lệ ngang nhau thì tần số hoán vị gen là

A:

34 %.

B:

40 %.

C:

26 %.

D:

36 %.

Đáp án: D

- Cây thân cao, hoa trắng ( Ab/-b) = 1 Ab/Ab + 2 Ab/ab = 0.1924.

- Vì HVG hai bên với tần số như nhau nên: Đặt Ab = X ( 0 < X < 0.5 ) thì ab = 0.5 –X ở bên đực thì bên cái ngược lại.

- Ta có: X.( 0.5 – X) + X. X + ( 0.5 – X ).( 0.5 – X ) = 0.1924. Ta có: X2 – 0.5 X + 0.0576 = 0. X = 0.18 hoặc 0.32. Lấy kết quả nào thì tần số HVG đều là: 0.36. Chọn D.

5.

Khi theo dõi sự hình thành giao tử của 1 cá thể ở 1 loài sinh vật người ta nhận thấy loại giao tử đực chứa 2 NST có nguồn gốc từ bố trong cặp NST tương đồng là 45. Số giao tử cái của loài chứa 3 NST có nguồn gốc từ mẹ trong các cặp tương đồng là

A:

190.

B:

120.    

C:

1140.

D:

45.

Đáp án: B

- Theo giả thuyết đề ra ta có: C2n = 45 => n = 10 => C3n = 120. Chọn B.

6.

Loài cỏ Spartina có bộ NST 2n = 120 được xác định gồm bộ NST của loài cỏ gốc châu âu 2n = 50 và bộ NST của loài cỏ gốc châu Mĩ  2n = 70. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng

A:

con đường lai xa và đa bội hoá

B:

phương pháp lai tế bào.

C:

con đường tự đa bội hoá.

D:

con đường sinh thái.

Đáp án: A

7.

Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen  đã xảy ra hoán vị giữa alen D và d. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là

A:

4 loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.

B:

4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số HVG.

C:

2 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen

D:

loại với tỉ lệ 1 : 1.

Đáp án: A

8.

Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai cặp gen ( A, a và B, b ) phân li độc lập. Gen A và gen B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ:

Các alen a và b không có chức năng trên. Lai hai cây hoa trắng ( không có sắc tố đỏ ) thuần chủng thu được F1 gồm toàn cây có hoa đỏ. Cho F1  tự thụ phấn được  F2. Chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F2  cho giao phấn với nhau. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3  là

A:

5/81.

B:

1/81.         

C:

16/81.          

D:

4/16

Đáp án: B

- Tính trạng trên DT theo quy luật tương tác bổ sung theo kiểu 9 : 7 ( A- B- hoa màu đỏ; A-bb; aaBb; aabb hoa màu trắng ).

- Để F3 hoa màu trắng KG đồng hợp lặn (aabb ) thì 2 cây hoa đỏ F2 cần chọn đều phải có KG AaBb ( 4/9).

- ( 4/9 ) AaBb x ( 4/9 ) AaBb => ( 4/9 ) x ( 4/9 ) x ( 1/16 ) aabbb = 1/81. Chọn B.

9.

Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen đột biến a. Giả sử trong một phép lai, tổng số giao tử đực, giao tử mang alen a chiếm 5 %. Trong tổng số giao tử cái, giao tử mang alen a chiếm 10 %. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỉ lệ là

A:

0,5 %.

B:

90,5 %.

C:

3,45 %.

D:

85,5 %.

Đáp án: C

- Đực: PA = 0,95, qa = 0,05; Cái: PA = 0,9, qa = 0,1. Do vậy thể đột biến: aa = 0,05 x 0,1 = 0,005.

  • Cơ thể mang gen đột biến: 1 – AA = 1 – 0,95 x 0,9 = 0,855.
  • Tỷ số: 0,005/ 0,855 = 3,45 %. Chọn C.

10.

Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.                                                                

  

Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III không mang alen gây bệnh. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III bị bệnh là

A:

1/18.

B:

1/9.

C:

1/4. 

D:

1/32.

Đáp án: A

A. 1/18.                    

- Cặp bố mẹ I ( I1 và I2 ) bình thường sinh con có đứa bị bệnh ( II1 ) => Gen quy định bệnh là lặn.

- Bố  ( II5 ) bình thường sinh con gái bị bệnh => Gen quy định bệnh nằm trên NST thường.

- Theo giả thuyết III4 không mang gen bệnh => Kiểu gen là AA.

pha-he-dh2012%2520-2

- Xác suất sinh con bị bệnh là: 1/3 x 2/3 x 1/4 = 1/18 => Chọn phương án A.

11.

3 tế bào sinh giao tử đực của một cơ thể ruồi giấm giảm phân thực tế cho nhiều nhất bao nhiêu loại tinh trùng, biết rằng cấu trúc các cặp NST của các tế bào sinh giao tử đực khác nhau

A:

2

B:

6

C:

8

D:

12

Đáp án: B

- Mỗi TB ruồi giấm đực giảm phân thực tế cho nhiều nhất 2 loại tinh trùng.

- 3 TB giảm phân thực tế cho nhiều nhất: 3 x 2 = 6 loại tinh trùng. Chọn B.

12.

Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm

A:

tạo dòng thuần chủng.

B:

tăng tỷ lệ dị hợp.      

C:

tăng biến dị tổ hợp

D:

giảm tỷ lệ đồng hợp.

Đáp án: A

13.

Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau :

            

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III10 – III11 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng không mang alen lặn về hai gen trên là

A:

(4 over 9)

B:

(1 over 8)

C:

(1 over 3)

D:

(1over6 )

Đáp án: C

- Xét riêng từng cặp gen :

+ Cặp A, a): Số 9: aa => 5, 6 là Aa => 10 ((1 over 3)AA : (2 over 3)Aa)=> PA = (1 over 3) + (1 over 6) = (2 over 3) => qa = (1 over 3)

Tương tự cho số 11: PA = (1 over 3) + (1 over 6) = (2 over 3) => qa=(1 over 3)

=> Xác suất con của 10 .11 không mang gen a là: (2 over 3) A . (2 over 3)A = (4 over 9) AA

+ Cặp XB, Xb: Số 10 – XBY không mang gen bệnh

+ số 11: ((1 over 2)XBXb: (1 over 2) XBXB) Tần số XB = (3 over 4)

+ Xác xuất sinh con không chứa Xb = (3 over 4) . 1 = (3 over 4)

=> Xác xuất sinh con không chứa cả 2 alen lặn: (4 over 9) . (3 over 4) = (1 over 3)

=> Đáp án C

14.

Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lí?

A:

Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể.

B:

Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại.

C:

Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

D:

Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại.

Đáp án: A

15.

Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước là:

A:

Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang

B:

Cây ngô, sâu ăn lá ngô, nhái

C:

Nhái, rắn hổ mang, diều hâu

D:

Cây ngô, sâu ăn lá ngô, diều hâu

Đáp án: A

Nguồn: /